Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia ngày 11/9/2021,
trên vùng biển Philippin đã hình thành cơn bão Conson với sức gió mạnh cấp 8 - 9, giật
cấp 11. Sức gió vùng tâm bão mạnh cấp 10- 11, giật cấp 13. Bão đổ bộ vào các tỉnh
miền Trung nước ta, gây ra một đợt mưa lớn trên diện rộng. Dự báo trong 24 h đến 48 h
tiếp theo, bão suy yếu thành áp thấp nhiệt đới và đi vào đất liền. Dự báo xa hơn, từ nay
cho tới hết năm 2021, trên khu vực biển Đông còn có khả năng xuất hiện 6-8 cơn bão/áp
thấp nhiệt đới, khoảng 2- 4 cơn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta.
Do ảnh hưởng của bão số 5, trên địa bàn Hải Dương trong tuần tới khả năng có
mưa giông rải rác. Hiện nay trên địa bàn huyện, trà lúa mùa trung sớm đang trong giai
đoạn chắc xanh, trà trung chính vụ đang thấp tho - trỗ thoát. Diện tích cây rau màu (chủ
yếu là cây rau sup lơ, su hào và một số diện tích cây dưa hấu ) khoảng 200 ha tập trung
tại các xã Hưng Đạo, Đại Sơn, Ngọc Kỳ, Tái Sơn, Nguyên Giáp, Tân Kỳ...
Toàn huyện hiện có khoảng 1.779 ha diện tích nuôi trồng thủy sản đang chuẩn bị
bước vào thời kỳ thu hoạnh, tập trung nhiều tại các xã như: Tân Kỳ, Quang Phục, Hưng
Đạo, Quảng Nghiệp, Đại Sơn, Đại Hợp, Quang Khải...Bên cạnh đó, trên tuyến sông
Luộc, sông Thái Bình còn có trên 900 lồng bè nuôi cá tập trung tại các xã như: Hà
Thanh, Nguyên Giáp, Hà Kỳ, Đại Sơn, Bình Lãng.
Để chủ động sẵn sàng ứng phó với các đợt mưa bão nhằm giảm thiểu thiệt hại
đối với sản xuất nông nghiệp trong thời gian tới, Uỷ ban nhân dân huyện yêu cầu:
1. Thành viên BCĐ sản xuất nông nghiệp và Tổ công tác giúp việc của huyện:
- Thành viên BCĐ căn cứ chức năng, nhiệm vụ được phân công, thường xuyên
theo dõi, nắm bắt sát sao tình hình diễn biến của mưa bão, đảm bảo thực hiện tốt vai
trò tham mưu cho lãnh đạo UBND huyện và Trưởng BCĐ sản xuất nông nghiệp
huyện trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo các địa phương chủ động, sẵn sàng ứng phó
với các đợt mưa bão để bảo vệ tốt sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện.
- Thành viên Tổ công tác giúp việc tăng cường kiểm tra, chủ động, thường xuyên
nắm bắt tình hình mưa bão diễn ra tại các địa bàn được phân công phụ trách, phản ánh
kịp thời với BCĐ sản xuất nông nghiệp huyện để có biện pháp giải quyết hiệu quả.
2. Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn:
2.1. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền cho nhân dân nắm bắt kịp
thời tình hình, diễn biến của các đợt mưa bão để chủ động sẵn sàng ứng phó, đảm
bảo an toàn về tính mạng và tài sản.
2.2. Giao Ban Quản trị HTX dịch vụ nông nghiệp chủ động kiểm tra, vận hành
hiệu quả các trạm bơm do HTX quản lý, đồng thời phối hợp chặt chẽ với Xí Nghiệp
khai thác công trình thủy lợi huyện tổ chức khơi thông, bơm gạn các tuyến kênh tiêu
thoát nước, không để xảy ra tình huống mưa lớn gây ngập úng cục bộ kéo dài đối với
các diện tích canh tác lúa, rau mầu và nuôi trồng thủy sản.
2.3. Đối với những xã hiện có diện tích trồng cây rau màu cần tuyên truyền các
hộ nông dân chủ động chuẩn bị máy bơm, kiểm tra, tu sửa các cống thoát nước đảm
bảo không để bị ngập úng, gây chết cây rau màu khi có mưa lớn xảy ra.
2.4. Những xã ven tuyến đê sông Luộc, sông Thái Bình (Hà Thanh, Hà Kỳ,
Nguyên Giáp, Bình Lãng, Đại Sơn) cần tuyên truyền, khuyến cáo các hộ nuôi cá
lồng bè thường xuyên cập nhật, theo dõi sát sao tình hình diễn biến của mưa bão,
chủ động có kế hoạch xuất bán hoặc san bớt mật độ nuôi, tích cực kiểm tra, gia cố
vững chắc các lồng bè trên sông để tránh hiện tượng nước lũ và mưa bão làm lật,
phá vỡ lồng bè gây thiệt hại về kinh tế.
- Các xã có diện tích nuôi trồng thủy sản lớn như: Tân Kỳ, Quang Phục, Đại
Sơn, Quảng Nghiệp, Đại Hợp....khuyến cáo các hộ nuôi thủy sản chủ động chuẩn bị
máy bơm, lưới quây bờ, thường xuyên kiểm tra, tu bổ hệ thống bờ vùng, cống thoát
nước để tránh vỡ bờ, tràn bờ làm thất thoát cá khi mực nước dâng cao.
3. Các cơ quan chuyên môn, đơn vị có liên quan của huyện:
3.1. Phòng Nông nghiệp và PTNT:
Là cơ quan thường trực, chủ động phối hợp tham mưu trong công tác phòng
chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn, bảo vệ các hệ thống thủy lợi, đê điều, bảo vệ sản
xuất và tài sản cho nhân dân.
3.2. Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp:
Phối hợp tham mưu trong công tác chỉ đạo sản xuất nông nghiệp, tích cực kiểm
tra thực tế đồng ruộng, diện tích nuôi trồng thủy sản, các cơ sở chăn nuôi..., kịp thời
khuyến cáo, hướng dẫn nông dân các biện pháp kỹ thuật cần thiết trong sản xuất nông
nghiệp trước, trong và sau các đợt mưa bão.
3.3. Xí nghiệp KTCT thủy lợi:
Thường xuyên theo dõi diễn biến tình hình khí tượng thủy văn, chủ động
bơm tháo gạn nước, sẵn sàng ứng phó với điều kiện thời tiết mưa bão, không để
xảy ra tình trạng ngập úng kéo dài gây ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp.
3.4. Đài Phát thanh:
Phối hợp với các cơ quan chuyên môn có liên quan, tăng cường thời lượng phát
tin, bài về tình hình diễn biến mưa bão, tuyên truyền, khuyến cáo nhân dân chủ động
ứng phó với các điều kiện thời tiết bất lợi để giảm thiểu thiệt hại về kinh tế.