ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG
SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
***
THÔNG TIN NỔI BẬT VỀ HẢI DƯƠNG
Ngày 19 tháng 7 năm 2021
(Thực hiện theo Thông báo số 307-TB/TU ngày 12/9/2016)
TIN TỨC.. 2
1. Hải Dương thành lập mới 20 chốt kiểm soát Covid-19 cấp tỉnh – Thanh Sơn, baodautu.vn 19/7 2
2. Phú Thọ, Hải Dương lập chốt kiểm soát người và phương tiện ra vào tỉnh- Trung Kiên – Mạnh Minh, baotintuc.vn 19/74
XÃ HỘI 6
3. Hải Dương: Người phụ nữ huyện Ninh Giang nghi mắc COVID-19 có kết quả âm tính lần 1– Đức Tùy, giadinh.net.vn 19/76
4. Hải Dương phấn đấu thành vùng công nghiệp trọng điểm Đồng bằng Sông Hồng – Tá Duân – Dương Tươi, 19/7. 7
5. Phân bổ 6.000 liều vaccine AstraZeneca cho Hải Dương - CTV Linh Giang, VOV-Đông Bắc 19/7 8
6. Hải Dương tạm dừng hoạt động ở công viên, hạn chế dân ra ngoài sau 22h –Phạm Công, vietnamnet.vn 19/7. 9
7. Hải Dương: Tìm người đến các địa điểm liên quan ca nghi mắc COVID-19- L.Nguyên, baosuckhoevadoisong.vn 19/79
8. Ca dương tính mới nhất ở Hải Dương đã cách ly 21 ngày, có 3 lần xét nghiệm âm tính – Đức Tùy, giadinh.net.vn 19/710
9. Chí Linh (Hải Dương): Dân “khóc ròng” vì ô nhiễm bụi – nhóm PV, baophapluat.vn 19/7 11
PHÁP LUẬT.. 13
10. Phạt tù các đối tượng gây rối trật tự công cộng tại Hải Dương- Mạnh Tú, vietnamplus.vn19/7 13
TIN TRONG NƯỚC NỔI BẬT.. 14
1. Trực tiếp: Khai mạc kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV. – Nguyễn Hoàng, baochinhphu.vn 19/7 14
2. Huy động sức mạnh tổng lực, nâng cao hiệu lực, hiệu quả chống dịch trên phạm vi cả nước – Hà Văn- baochinhphu.vn 19/715
THÔNG TIN NỔI BẬT TRÊN BÁO HẢI DƯƠNG, ĐÀI PTTH TỈNH20
1. Báo Hải Dương20
* Các F1 liên quan đến ca bệnh ở xã Lai Vu đều âm tính lần 1 với SARS-COV-2………………………………………………………………………………20
* Đẩy mạnh chuyển đổi số, nâng tầm công tác tuyên giáo Hải Dương. 20
* Đồng chí Lê Văn Hiệu giữ chức Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương khóa XV22
* Xây dựng Hải Dương thành vùng công nghiệp động lực của đồng bằng sông Hồng22
* TP Hải Dương chi trả xong tiền trợ giúp xã hội theo mức chuẩn mới 23
2. Đài PTTH tỉnh24
* Bình Giang chỉ đạo tăng cường phòng, chống dịch.. 24
* Chí Linh mở vườn hái nhãn xuất khẩu.. 24
* CCB Gia Lộc giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi 24
* Huyện đoàn Cẩm Giàng trao tặng nhiều công trình thanh niên cho cựu TNXP25
TIN TỨC
Cùng với 8 chốt kiểm soát cấp tỉnh vẫn đang hoạt động, ngày 19/7, UBND tỉnh Hải Dương đã ban hành quyết định số 2078/QĐ-UBND thành lập thêm 20 chốt kiểm soát dịch Covid-19 cấp tỉnh mới.
Theo đó, các chốt mới thành lập sẽ đi vào hoạt động từ 0h00’ ngày 20/7. Các chốt chia làm 03 ca, hoạt động 24/24 giờ các ngày trong tuần, kể cả ngày nghỉ, ngày lễ, ngày Tết.
Cụ thể, TP Hải Dương có 8 chốt kiểm soát từ QL5 ra, vào thành phố và một số địa phương lân cận đặt tại ngã ba Hoàng Long giao đại lộ Võ Nguyên Giáp; ngã tư Ngô Quyền giao với QL37; ngã tư bến Hàn đi vào đường Điện Biên Phủ; QL5 lên cầu vượt 789 theo đường tỉnh 390 đi Thanh Hà; ngã 3 Hồng Lạc (Thanh Hà) đi đường tỉnh 390B; ngã ba Tiền Trung; QL5 vào đường tỉnh 390 đi huyện Nam Sách - TP Hải Dương; lối đi cầu Hàn đi huyện Nam Sách - TP Hải Dương.
Thị xã Kinh Môn có 1 chốt tại km1+300 QL17B, thuộc phường Minh Tân giáp tỉnh Quảng Ninh.
Huyện Kim Thành đặt 4 chốt tại km28+800 QL17B, thuộc xã Tam Kỳ giáp TP Hải Phòng; km73+200 QL5 giao QL17B, thị trấn Phú Thái; tại km74+300, QL5 lối vào trạm thu phí trên QL17B đi thị xã Kinh Môn; km 63+00 QL5 giao đường tỉnh 389 vào cầu Mây, thuộc xã Cộng Hòa.
Huyện Cẩm Giàng có 2 chốt tại km43+850 QL5 giao cắt đường tỉnh 394 chiều Hà Nội-Hải Phòng và chiều Hải Phòng-Hà Nội. Huyện Bình Giang có 2 chốt tại km33+750 QL5 giao QL38 địa phận Quán Gỏi chiều Hà Nội-Hải Phòng và chiều Hải Phòng-Hà Nội.
Huyện Tứ Kỳ có 1 chốt tại km43+700 QL10, địa phận Quý Cao giáp TP Hải Phòng. Huyện Ninh Giang có 2 chốt đặt ở km27 QL37, tại cầu Tranh giáp TP Hải Phòng và tại cầu Hiệp giáp tỉnh Thái Bình.
8 chốt cấp tỉnh trước đó: Tại Km 26+300 QL18 P. Phả Lại, TP Chí Linh – giáp tỉnh Bắc Ninh; Chốt Km 46+300 QL18 P. Hoàng Tiến, Tp Chí Linh – tiếp giáp với Quảng Ninh; Chốt Km99+100 QL37 địa phận xã Lê Lợi, TP Chí Linh – giáp ranh với tỉnh Bắc Giang; Km 22+400 QL38 thuộc địa phận xã Cẩm Hưng, Cẩm Giàng tiếp giáp với tỉnh Bắc Ninh; Km 27+400 QL38 giao cắt với ĐT 280 thuộc địa phận huyện Cẩm Giàng đi Lương Tài, Bắc Ninh; Chốt Km 36+400 QL38A thuộc địa phận xã Thúc Kháng, Bình Giang – giáp ranh với Hưng Yên; Chốt Km 02+700 Ql38B thuộc địa phận huyện Gia Lộc giao cắt với lối ra Cao tốc Hà Nội – Hải Phòng và Chốt Km 19 Quốc lộ 38B thuộc địa phận xã Cao Thắng, Thanh Miện - giáp ranh với tỉnh Hưng Yên.
UBND tỉnh Hải Dương yêu cầu Công an tỉnh tiếp tục duy trì hoạt động 8 chốt cấp tỉnh đã thành lập trước đó ở các huyện: Cẩm Giàng, Bình Giang, Gia Lộc, Thanh Miện, TP Chí Linh; trực tiếp thực hiện nhiệm vụ tại các chốt và có trách nhiệm hướng dẫn, phân luồng, phân tuyến giao thông, dừng người, phương tiện, bảo đảm an ninh, trật tự, xử lý các sự việc tại chốt.
Sở Y tế, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Sở Giao thông vận tải cùng các đơn vị liên quan chuẩn bị đầy đủ nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị, vật tư, đồ dùng, chỗ ăn nghỉ... cho các chốt hoạt động.
Sở Thông tin và Truyền thông khảo sát, tham mưu lắp đặt hệ thống camera tại các chốt tích hợp vào hệ thống camera giám sát của các huyện, thị xã, thành phố để kiểm soát chặt chẽ lực lượng thực thi nhiệm vụ và người, phương tiện qua chốt; thường xuyên rà soát, bổ sung, thay thế và hướng dẫn khai báo y tế điện tử QR Code tại chốt...
Trước đó, tại văn bản số 2597/UBND-VP về việc tiếp tục áp dụng một số biện pháp bổ sung phòng, chống dịch bệnh Covid-19 và điều chỉnh thời gian cách ly y tế. Theo đó, đối với người từ vùng có dịch vào tỉnh và người Hải Dương ở những vùng có dịch trở về phải có đủ một trong hai điều kiện gồm tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng Covid-19 (có giấy chứng nhận) hoặc có giấy xét nghiệm PCR âm tính với SARS-CoV-2 trong vòng 3 ngày gần nhất kể từ ngày trả kết quả (theo giấy xác nhận).
Trường hợp không đảm bảo các điều kiện nêu trên thì từ chối tiếp nhận vào tỉnh đối với người tỉnh ngoài và đưa đi cách ly tập trung đối với người cư trú trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
Đối với người đến từ vùng không có dịch, không cư trú trên địa bàn tỉnh, nếu không có giấy xét nghiệm PCR âm tính với SARS-CoV-2 trong vòng 3 ngày gần nhất kể từ ngày trả kết quả thì phải thực hiện lấy mẫu xét nghiệm test nhanh với SARS-CoV-2 và phải tự chi trả kinh phí xét nghiệm.
Đối với người cư trú trên địa bàn tỉnh trở về từ vùng không có dịch, thì chỉ cần khai báo y tế, theo dõi theo quy định.
Ngoài ra, tỉnh Hải Dương cũng đã điều chỉnh thời gian cách ly y tế từ 21 ngày xuống 14 ngày cho các đối tượng F1, người nhập cảnh và người về từ tâm dịch theo qui định. Thực hiện lấy mẫu xét nghiệm 3 lần vào ngày thứ nhất, ngày thứ 7 và ngày thứ 14; tiếp tục theo dõi sức khỏe tại nhà/nơi lưu trú 14 ngày tiếp theo, lấy mẫu xét nghiệm vào ngày thứ 14 tính từ ngày kết thúc cách ly tập trung. Đối với các trường hợp cách ly tại nhà cũng áp dụng thời gian 14 ngày, lấy mẫu 2 lần.Về đầu trang
Từ 8 giờ ngày 21/7, tỉnh Phú Thọ sẽ kiểm soát chặt chẽ người và phương tiện từ các địa phương khác đến tỉnh, đặc biệt là những nơi có dịch.
Đây là khẳng định của ông Bùi Văn Quang, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Phú Thọ tại cuộc họp trực tuyến cùng các thành viên Ban Chỉ đạo và 13 huyện, thị, thành diễn ra chiều 19/7.
Theo đó, Phú Thọ sẽ thành lập 9 chốt kiểm soát dịch COVID-19 tại các cửa ngõ ra vào tỉnh; bố trí nhân lực và thực hiện nhiệm vụ theo tình hình thực tế tại các địa phương, đảm bảo nguyên tắc chặt chẽ theo đúng quy định, không chủ quan, lơ là. Đồng thời, phát huy tốt vai trò của Tổ giám sát COVID-19 trong cộng đồng để đạt hiệu quả cao nhất trong công tác phòng, chống dịch. Người dân được yêu cầu khai báo lịch trình di chuyển, khai báo y tế bằng hình thức quét mã QR-code. Tổ chức phun khử khuẩn tất cả các phương tiện vào tỉnh có yếu tố dịch tễ. Các trường hợp có yếu tố dịch tễ và biểu hiện lâm sàng sẽ được test nhanh tại chỗ và xử lý theo quy định.
Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Quang nhấn mạnh: Quan điểm nhất quán của tỉnh là tăng cường phòng, chống dịch nhưng cũng phải duy trì các hoạt động phát triển kinh tế. Vì vậy, Ban quản lý các khu công nghiệp, các huyện, thành, thị tăng cường kiểm tra doanh nghiệp việc chấp hành các quy định phòng, chống dịch trong trong khu, cụm công nghiệp, đặc biệt là việc giãn ca, giãn cách; kiên quyết đóng cửa doanh nghiệp không tuân thủ các quy định phòng chống dịch.
Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại các cơ quan, đơn vị thực hiện nghiêm văn bản của Chủ tịch UBND tỉnh, không đi ra ngoài tỉnh khi không được phép của các cấp có thẩm quyền. Tiếp tục tuyên truyền, vận đồng người dân hạn chế tiếp xúc, di chuyển ra ngoài tỉnh khi không thực sự cần thiết. Người dân từ ngoài tỉnh trở về phải khai báo y tế và cách ly theo quy định; xử lý nghiêm các trường hợp khai báo không trung thực.
Sở Giao thông vận tải khẩn trương xây dựng tuyến vận tải luồng đường xanh cấp tỉnh kết nối với hệ thống luồng xanh quốc gia; kiểm soát chặt các phương tiện vận tải hành khách, hàng hóa ra vào tỉnh. Đối với các hoạt động dịch vụ có nguy cơ lây nhiễm COVID-19 cao trong cộng đồng, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu tạm dừng hoạt động một số dịch vụ không cần thiết. Đồng thời giao Công an tỉnh thành lập tổ công tác cấp tỉnh kiểm tra, giám sát và xử phạt tất cả các trường hợp vi phạm về quy định phòng dịch.
Ngành Y tế xây dựng phương án áp dụng cách ly tại nhà, không để bị động; chuẩn bị chủ động nguồn nhân lực và trang thiết bị, dụng cụ, vật tư y tế dự phòng thiết yếu đáp ứng yêu cầu công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn. Cục Quản lý thị trường, Sở Công thương tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, bình ổn giá cả thị trường, kiên quyết xử lý những hành vi đầu cơ, tăng giá; đảm bảo nguồn cung thực phẩm cho nhân dân.
Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ kêu gọi người dân không ra khỏi nhà khi không thực sự cần thiết. Người từ vùng dịch trở về tỉnh phải khai báo y tế, tự cách ly 14 ngày.
Tỉnh Phú Thọ đã trải qua 37 ngày không ghi nhận ca mắc COVID-19 trong cộng đồng. Tỉnh phấn đấu đến hết quý I/2022, hơn 70% dân số tỉnh được tiêm vaccine phòng COVID-19; tối thiểu 50% người từ 18 tuổi trở lên trên địa bàn tỉnh được tiêm vaccine phòng COVID-19 trong năm 2021.
* Chiều 19/7, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Hải Dương tổ chức họp trực tuyến với Ban Chỉ đạo các huyện, thị xã thành phố trên địa bàn tỉnh Hải Dương, để triển khai thêm các biện pháp phòng, chống dịch. Theo đó, người dân Hải Dương được yêu cầu hạn chế ra đường sau 22 giờ từ ngày 19/7 và thành lập thêm 20 chốt kiểm soát cấp tỉnh để kiểm soát người dân ra, vào địa bàn bắt đầu từ 0 giờ ngày 20/7.
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương Lưu Văn Bản nhấn mạnh, những trường hợp ra, vào tỉnh phải có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 bằng phương pháp Realtime-PCR trong vòng 72 giờ. Các trường hợp đặc biệt trong vòng 24 giờ kể từ thời điểm 0 giờ ngày 20/7 nếu vào địa bàn Hải Dương mà chưa có kết quả xét nghiệm PCR sẽ được bố trí test nhanh. Những người Hải Dương trở về từ vùng dịch bắt buộc phải thực hiện cách ly tập trung 14 ngày.
Bên cạnh đó, Hải Dương sẽ dừng hoạt động tại các vườn hoa, công viên, hàng quán vỉa hè, cấm tập trung quá 10 người tại các khu vực công cộng; yêu cầu các chợ, trung tâm thương mại thực hiện các quy định phòng, chống dịch, lắp camera và thông báo công khai, thường xuyên quy định này cho nhân dân biết. Các bệnh viện tăng tần suất xét nghiệm để đánh giá nguy cơ dịch bệnh và rà soát các trường hợp ho, sốt trong cộng đồng.
Ủy ban nhân dân tỉnh giao Sở Y tế thống kê, lên phương án phòng, chống dịch ở các mức độ khi có dịch xảy ra; chủ động tham mưu mua các trang thiết bị, sinh phẩm y tế đáp ứng nhu cầu phòng, chống dịch trong tình hình mới. Ngành Y tế phối hợp với các ngành tham mưu mức giá test nhanh kháng nguyên. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh nâng cao năng lực, bố trí nhân lực để phối hợp với trung tâm y tế các huyện, thành phố, thị xã thực hiện xét nghiệm cho người dân.
Ngành Công Thương phối hợp với các địa phương, doanh nghiệp, ngành Nông nghiệp xây dựng kịch bản cung ứng hàng hóa cho tình huống dịch ở mức độ phức tạp.
Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh yêu cầu Ban Chỉ đạo các cấp khẩn trương củng cố, kiện toàn; nâng cao trách nhiệm và năng lực hoạt động của các Tổ tuyên truyền và giám sát phòng, chống COVID-19 tại cộng đồng. Các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương rà soát và thành lập các chốt cần thiết với các địa bàn giáp ranh…
Đối với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh yêu cầu từ 0 giờ ngày 20/7, không bố trí cán bộ, nhân viên ra khỏi Hải Dương trừ trường hợp đặc biệt và có biện pháp theo dõi đối với những người đến liên hệ làm việc tại đơn vị mình như phải có giấy xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 và lập sổ theo dõi. Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch các địa phương tăng cường kiểm tra giám sát việc phòng, chống dịch trong các doanh nghiệp.
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, từ ngày 1/5 đến nay, Hải Dương ghi nhận 55 trường hợp mắc COVID-19. Đã có 53 bệnh nhân khỏi bệnh, ra viện. Từ ngày 4/6 đến nay, tỉnh không ghi nhận ca mắc ngoài cộng đồng. Toàn tỉnh đang thực hiện cách ly cho 2.322 trường hợp. Về đầu trang
XÃ HỘI
Sau khi được đưa đi cách ly và lấy mẫu bệnh phẩm làm xét nghiệm, sáng nay nữ công dân xã Tân Hương đã có kết quả âm tính lần 1 với SARS-CoV-2.
Trao đổi với PV Báo Gia đình & Xã hội vào trưa nay (19/7), đại diện Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 huyện Ninh Giang (Hải Dương) cho biết: "Sáng nay chúng tôi nhận được thông báo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh xác nhận nữ công dân trú tại thôn 3, xã Tân Hương đã có kết quả xét nghiệm âm tính lần 1 với SARS-CoV-2. Đây là trường hợp tiếp xúc với ca dương tính là tài xế xe Grab trên Hà Nội. Hiện tại công dân này ổn định, đang được cách ly theo quy định".
Trước đó, vào khoảng 9h sáng 18/7, nữ công dân sinh năm 1997, trú tại thôn 3, xã Tân Hương (là lao động tự do) khi đang đi chợ Đọ (xã Ứng Hòe) thì nhận được thông tin tài xế Grab chở mình vào tối 7/7 ở Hà Nội có kết quả dương tính với SARS-CoV-2. Sau đó, công dân đi xe máy đến Trung tâm Y tế huyện Ninh Giang khai báo. Thời điểm khai báo y tế, công dân không ho, không sốt, không đau rát họng, không khó thở và sức khỏe ổn định.
Theo điều tra dịch tễ của cơ quan chức năng, vào 20h30 tối 7/7, nữ công dân đi làm bằng Grab; đến khoảng 15h chiều 9/7 trường hợp này đi từ phường Việt Hưng (quận Long Biên, Hà Nội) về quê ở thôn 3 (xã Tân Hương, huyện Ninh Giang) bằng xe khách nhưng không nhớ tên nhà xe.
Từ 9/7 đến 11/7/2021, công dân ở nhà và chỉ tiếp xúc với những người trong gia đình. Đến khoảng 14h30 chiều 12/7, trường hợp này đi từ quê lên phường Việt Hưng (quận Long Biên, Hà Nội) và trong 2 ngày (13, 14/7) tiếp theo, công dân ở phòng trọ, không tiếp xúc với ai.
Đến khoảng 16h chiều 15/7, nữ công dân đi xe khách Thuận Anh để về quê nhưng không nhớ biển số xe. Trong 2 ngày sau đó, trường hợp này có đi bơi ở bể bơi Hương Hoàn (xã Đồng Tâm) và đi chợ cầu Ràm mua hoa quả. Về đầu trang
Hải Dương sẽ phát triển khu công nghiệp đô thị dịch vụ với lõi là trung tâm đổi mới sáng tạo phục vụ dịch vụ công nghiệp và đô thị cho cả miền Bắc.
Ngày 19/7, Tỉnh uỷ Hải Dương tổ chức hội nghị nghe ý tưởng xây dựng Hải Dương trở thành vùng công nghiệp trọng điểm Đồng Bằng Sông Hồng; đề xuất Trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và đề xuất kế hoạch xúc tiến đầu tư sang thị trường Hàn Quốc cho tỉnh Hải Dương năm 2021 – 2022.
Báo cáo đề dẫn tại Hội nghị nêu rõ, nhằm đón bắt xu hướng toàn cầu về phát triển và hình thành các khu công nghiệp (KCN) kiểu mới, KCN dịch vụ, KCN chuyên biệt và KCN sinh thái; dòng dịch chuyển FDI hướng về Việt Nam và phát huy tiềm năng, Hải Dương đã tận dụng lợi thế, vị trí chiến lược ở trung tâm vùng kinh tế trọng điểm, hệ thống giao thông kết nối thuận lợi cùng với nhiều cơ hội phấn đấu để trở thành vùng kinh tế động lực, trung tâm công nghiệp, đô thị, dịch vụ và đổi mới sáng tạo của miền Bắc.
Để thực hiện được mục tiêu đó, Hải Dương sẽ bắt đầu với việc phát triển KCN chuyên biệt và Trung tâm đổi mới sáng tạo, sau đó là Khu đô thị – dịch vụ và cuối cùng là KCN sinh thái. Từ đó, Hải Dương sẽ trở thành khu động lực kinh tế của miền Bắc, thúc đẩy bởi KCN chuyên biệt công nghệ cao, KCN đô thị dịch vụ và KCN sinh thái, tạo thành vùng công nghiệp trọng điểm đồng bằng sông Hồng.
KCN chuyên biệt công nghệ cao sẽ tận dụng liên kết vùng với các tỉnh lân cận để tạo thành tứ giác kinh tế mới của vùng đồng bằng sông Hồng (Hải Dương – Hải Phòng – Bắc Ninh – Bắc Giang). Việc liên kết với các vùng công nghiệp ở các tỉnh lân cận sẽ tận dụng lợi thế liên kết vùng và hoàn thiện chuỗi cung ứng của khu vực; đồng thời, thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp chủ lực và ngành công nghiệp tiềm năng, đặc biệt là công nghiệp công nghệ cao. Hải Dương sẽ phát triển KCN đô thị dịch vụ với lõi là trung tâm đổi mới sáng tạo phục vụ dịch vụ công nghiệp và đô thị cho cả miền Bắc.
Với định hướng quy hoạch dự kiến tại huyện Bình Giang và Thanh Miện, khu vực này có hệ thống giao thông thuận lợi sau khi hoàn thành dự án đường trục Đông – Tây, trục Bắc – Nam huyện Thanh Miện, kết nối với đường ô tô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng – Hạ Long tại Bình Giang. Dư địa để phát triển vùng công nghiệp động lực khoảng 3.500 ha.
Cũng tại hội nghị, Hiệp hội doanh nghiệp Hàn Quốc đề xuất xúc tiến đầu tư sang thị trường Hàn Quốc cho tỉnh Hải Dương năm 2021 – 2022. Thông qua đó, hội nghị còn thảo luận các chính sách thu hút đầu tư Hải Dương phù hợp với xu hướng đầu tư dịch chuyển vị trí về Đông Nam Á, Việt Nam của các nhà đầu tư Hàn Quốc.
Các hoạt động xúc tiến đầu tư bao gồm 4 nội dung: Xây dựng vật phẩm quảng bá xúc tiến đầu tư; quảng bá, cải thiện nhận thức nhà đầu tư Hàn Quốc về tỉnh; hoạt động truyền thông, quảng bá, xúc tiến đầu tư trực tuyến; hoạt động quảng bá, xúc tiến đầu tư trực tiếp. Về đầu trang
Tỉnh Hải Dương vừa được Bộ Y tế phân bổ 6.000 liều vaccine AstraZeneca. Để bảo đảm an toàn cho các đợt tiêm chủng, Sở Y tế tỉnh Hải Dương bố trí mỗi điểm tiêm không quá 100 người.
Bộ Y tế vừa phân bổ 6.000 liều vaccine AstraZeneca, trong đó 3.000 liều do Chính phủ Nhật Bản viện trợ và 3.000 liều do Công ty CP Vacxin Việt Nam (VNVC) nhập khẩu. Đây là đợt thứ 5 Hải Dương được nhận viện trợ loại vaccine trên.
Toàn tỉnh đã có khoảng 100.000 người được tiêm vaccine AstraZeneca. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hải Dương sẽ phân bổ cho các địa phương theo quyết định của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh Covid-19 tỉnh Hải Dương.
Ngoài vaccine AstraZeneca, Hải Dương đã tiếp nhận vaccine Vero Cell, Comirnaty, Moderna. Sở Y tế đã tập huấn cho những cán bộ y tế để sẵn sàng tiêm vaccine cho người dân.
Đối với vaccine (Vero Cell), Inactivated do Trung Quốc tài trợ cho 1.400 công dân nước này đang cư trú tại tỉnh Hải Dương, Sở Y tế đã xây dựng kế hoạch và dự kiến tiêm mũi 1 vào ngày 23/7, 24/7 cho những công dân Trung Quốc đang làm việc tại địa phương; mũi 2 sẽ tiêm sau từ 21 đến 28 ngày nếu người tiêm không có phản ứng nặng.
Những trường hợp có chống chỉ định tiêm vaccine này theo khuyến cáo của nhà sản xuất hoặc đã tiêm mũi 1 vaccine phòng Covid-19 khác sẽ không được tiêm.
Để bảo đảm an toàn cho công tác phòng chống dịch, Sở Y tế tỉnh Hải Dương bố trí mỗi điểm tiêm không quá 100 người. Ở mỗi điểm ngoài 5 người tiêm, lực lượng cấp cứu lưu động còn có phiên dịch. Sở Y tế tỉnh Hải Dương sẽ phối hợp chặt chẽ với Đại sứ quán Trung Quốc thực hiện tốt công tác tiêm chủng cho những công dân nước này./.
Hải Dương: Lấy mẫu xét nghiệm cho 1.480 người - Phạm Hoàng, baotainguyenmoitruong.vn 19/7
Tỉnh Hải Dương hiện có 2.322 người cách ly. Trong đó cách ly tại khách sạn 511 người; tại nhà và nơi cư trú 1.490; cách ly tập trung tại các cơ sở khác 321 người (gồm 161 trường hợp F1).
Ngày 18/7, Hải Dương ghi nhận 1 ca mắc Covid-19 là người nhập cảnh từ Maylaysia về Việt Nam, cách ly ngay tại khách sạn Kim Sơn, phố Đoàn Kết (TP. Hải Dương). Bệnh nhân đang được điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Hải Dương và sức khỏe ổn định. Tiếp xúc với bệnh nhân hiện mới có một người cùng phòng khách sạn, đã được đưa đi cách ly tập trung.
Trong ngày lực lượng chuyên môn đã lấy mẫu xét nghiệm cho 1.480 người. Trong đó có 303 người cách ly tại khách sạn, tăng 168 người; 196 người từ vùng dịch về. Về đầu trang
Chiều nay (19/7), Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Lưu Văn Bản chủ trì cuộc họp trực tuyến với các huyện, thị xã, thành phố về công tác phòng, chống dịch trong tình hình mới.
Ông Lưu Văn Bản cho biết, đã qua 45 ngày trên địa bàn tỉnh không ghi nhận ca mắc Covid-19 mới trong cộng đồng. Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh tại nhiều địa phương trong cả nước diễn biến phức tạp, trong đó có các tỉnh giáp ranh Hải Dương nên nguy cơ dịch bệnh xuất hiện trở lại là rất cao.
Thực tế trong hai ngày (17 và 18/7), tỉnh Hải Dương ghi nhận 2 ca mắc mới thuộc đối tượng đang áp dụng cách ly.
Ông Bản đề nghị ngành y tế khẩn trương rà soát, tham mưu đề xuất mua sắm vật tư, sinh phẩm, trang thiết bị, nhân lực phục vụ xét nghiệm và điều trị bệnh nhân mắc Covid-19 theo các cấp độ dịch. Cùng với đó, đề xuất kế hoạch triển khai tiêm vắc xin trong toàn tỉnh.
Từ 0h ngày 20/7, tại các chốt kiểm soát phòng, chống dịch bệnh Covid-19 cấp tỉnh, người đi qua chốt buộc phải có giấy xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 bằng phương pháp realtime RT-PCR trong thời hạn 72 giờ. Chỉ một số trường hợp đặc biệt chưa có giấy xét nghiệm âm tính bằng PCR sẽ được tiến hành test nhanh kháng nguyên virus SARS-CoV-2 ngay tại chốt.
Đối với người đến và trở về từ các vùng có dịch, tỉnh Hải Dương từ chối tiếp nhận khi xét thấy không có lý do chính đáng, các trường hợp thực sự cấp thiết phải vào tỉnh Hải Dương thì bắt buộc thực hiện cách ly tập trung.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh hạn chế cử cán bộ đi công tác ra ngoài tỉnh.
Sở TT&TT phối hợp với các địa phương lắp camera giám sát việc tuân thủ các nguyên tắc phòng chống dịch bệnh tại các chợ.
Toàn tỉnh tạm dừng hoạt động vui chơi, tụ tập của người dân tại các khu vực vườn hoa, công viên. Yêu cầu người dân hạn chế ra ngoài sau 22h, thực hiện tốt khuyến cáo “5K” của Bộ Y tế.
Các sở NN&PNT và Công thương cần có phương án cụ thể trong cung ứng và lưu thông hàng hóa, đảm bảo lương thực, thực phẩm trong tình huống dịch bệnh phức tạp xảy ra. Về đầu trang
Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh COVID-19 huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương thông báo tìm người tiếp xúc gần với trường hợp F1, F2 và những người đến địa điểm dịch tễ liên quan đến ca nghi mắc COVID-19.
Hiện nay trên địa bàn huyện Ninh Giang có trường hợp chị Nguyễn Thị Thu Hảo, sinh năm 1997, quê quán: Thôn 3 xã Tân Hương, huyện Ninh Giang có tiếp xúc gần với bệnh nhân COVID-19.
Qua điều tra truy vết, BCĐ phòng chống COVID-19 huyện đề nghị những người tiếp xúc gần hoặc đã đến các điểm dịch tễ sau đây, khẩn trương liên hệ với cơ quan y tế gần nhất để thực hiện khai báo y tế:
Những người có mặt tại các địa điểm sau:
- Những người đi trên chuyến xe khách Thuận Anh từ Hà Nội lúc 16 giờ ngày 15/7/2021 về Ninh Giang khoảng 19 giờ cùng ngày.
- Những người có mặt tại bể bơi Hương Hoàn, thôn Tranh Xuyên, xã Đồng Tâm từ khoảng 17 giờ đến 18 giờ ngày 16/7/2021.
- Những người đã đến mua hoa quả và các quán tạp hoá tại chợ Cầu Ràm, xã Nghĩa An từ lúc 7-8 giờ ngày 17/7/2021.
- Những người đến mua sắm trong nhà Siêu thị chợ Đọ, xã Ứng Hoè trong khoảng từ 9 giờ đến 9 giờ 30 phút ngày 18/7/2021
Những người tiếp xúc gần với các trường hợp sau từ ngày 15 – 18/7/2021:
- Nguyễn Thị Thu Hảo, sinh năm 1997, ở Thôn 3, xã Tân Hương
- Nguyễn Ngọc Thanh, sinh năm 1970, ở Thôn 3, xã Tân Hương
- Nguyễn Tuấn Anh, sinh năm 1993, ở Thôn 3, xã Tân Hương
- Hà Thị Thu Phương, sinh năm 1999, ở Thôn 3, xã Tân Hương
- Nguyễn Anh Hào, sinh năm 2020, ở Thôn 3, xã Tân Hương
- Đào Đức Thắng, sinh năm 1999, ở Thôn 3, xã Tân Hương
- Nguyễn Thị Lan Phương, sinh năm 1997, ở Thôn 3, xã Tân Hương
- Nguyễn Thị Thu Hà, sinh năm 1997, ở Thôn 6, xã Tân Hương
- Bùi Thị Sỏi, sinh năm 1941, ở Thôn 3, xã Tân Hương
- Nguyễn Thị Thái, sinh năm 1960, ở Thôn 3, xã Tân Hương
- Trịnh Thị Thu Nguyệt, sinh năm 2006, ở Thôn 3, xã Tân Hương
- Phạm Thị Hậu, sinh năm 1975, ở Thôn 7, xã Tân Hương
- Nguyễn Ngọc Tiến Đạt, sinh năm 2006, ở Thôn 7, xã Tân Hương
- Nguyễn Ngọc Thu Phương, sinh năm 2002, ở Thôn , xã Tân Hương
- Nguyễn Thị Hiền, sinh năm 1972, ở thôn Phú Đan, xã Tân Hương. Về đầu trang
Sau khi hoàn thành cách ly theo quy định tại khách sạn 21 ngày và có 3 lần âm tính, nữ công dân về nhà tiếp tục cách ly. Đến sáng qua, trường hợp này được lấy mẫu bệnh phẩm và tối cùng ngày cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2.
Trao đổi với PV Báo Gia đình & Xã hội, đại diện UBND xã Lai Vu, huyện Kim Thành (Hải Dương) cho biết, vào tối qua, Ban chỉ đạo Phòng chống dịch COVID-19 địa phương nhận được thông báo từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh ghi nhận 1 công dân có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 trên địa bàn. Ngay sau đó, địa phương nhanh chóng thực hiện các biện pháp ứng phó.
Trường hợp có kết quả dương tính là nữ, trú tại thôn Hợp Nhất, xã Lai Vu. Ca dương tính này là lao động làm việc tại Nhật Bản và ngày 20/6 đi máy bay từ Nhật Bản về Việt Nam. Khi về Việt Nam, công dân được cách ly tập trung tại khách sạn ở Quảng Nam 21 ngày (từ 20/6-11/7) và có 3 lần xét nghiệm âm tính. Đến sáng 11/7, công dân cùng 10 người đi xe của khách sạn ra sân bay Đà Nẵng về sân bay Nội Bài (Hà Nội). Sau khi xuống sân bay Nội Bài, công dân đi xe riêng về nhà.
Khi về đến xã Lai Vu, bệnh nhân đã khai báo y tế và được cách ly tại nhà từ ngày 12/7. Sáng qua (18/7), công dân được em dâu chở ra Trạm Y tế xã Lai Vu lấy mẫu xét nghiệm và cho kết quả dương tính với SARS-COV-2 vào tối cùng ngày.
Qua truy vết của lực lượng chức năng, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch xã Lai Vu xác định có 5 trường hợp F1 tiếp xúc với ca dương tính (mẹ, 2 con, em dâu, tài xế taxi), được lấy mẫu bệnh phẩm làm xét nghiệm và tất cả các trường hợp F1 đều cho kết quả âm tính lần 1 với SARS-CoV-2. Riêng nữ công dân có kết quả dương tính được đưa đi cách ly, điều trị tại Bệnh viện Nhiệt đới Hải Dương và hiện tại sức khỏe ổn định.
Cũng theo đại diện chính quyền xã Lai Vu, cùng với việc truy vết, Ban chỉ đạo phát đi thông báo khẩn đề nghị những công dân có tiếp xúc với ca dương tính và 5 trường hợp F1 từ 11/7/2021 đến nay khẩn trương đến Trạm Y tế khai báo, tự giác thực hiện cách ly tại nhà... Về đầu trang
Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử nhận được phản ánh của người dân phường Cộng Hòa, TP Chí Linh, Hải Dương vì ô nhiễm môi trường do Công ty SXVLXD Chí Linh gây ra.
“Chúng tôi cũng chỉ mong họ phun nước hàng ngày để khỏi bụi thôi, thế mà cũng không được”-Một người dân lắc đầu, búc xúc cho cho biết. Nhìn theo hướng tay của họ, chúng tôi chỉ thấy từng lớp bụi mịt mù cuốn theo sau những chiếc xe tải đang chạy như bay trên con đường lối vào đền Chu Văn An, phường Cộng Hòa, TP. Chí Linh, Hải Dương rồi mất hút ra Quốc lộ 37.
Ô nhiễm môi trường, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn giao thông. Đó là thực trạng đáng báo động đang diễn ra hàng ngày tại phường Cộng Hòa, TP. Chí Linh, người dân đã nhiều lần phản ánh tới chính quyền nhưng không được lắng nghe. Cực chẳng đã, người dân đã phải mang ghế ra chặn đường, không cho xe chạy qua. Sự việc cũng chỉ diễn ra được mấy tiếng đồng hồ cho đến khi xuất hiện nhóm người “lạ mặt” hăm dọa. Và cũng chỉ vỏn vẹn có ngày hôm đó, người dân nhìn thấy có người tưới nước. Còn các cơ quan chức năng phường Cộng Hòa thì không thấy đến xử lý theo yêu cầu của người dân.
Được biết đến là nơi có trữ lượng kháng sản (đất sét) lớn, thành phố Chí Linh luôn thu hút được nhiều doanh nghiệp lớn, nhỏ đến để khai thác làm vật liệu xây dựng. Tuy nhiên, cũng chỉ có ít doanh nghiệp được cấp giấy phép khai thác khoảng sản trên địa bàn.
Theo như phản ánh của người dân phường Cộng Hòa, TP. Chí Linh, tình trạng xe có dấu hiệu quá khổ, quá tải, phủ bạt sơ sài, chạy với tốc độ cao, gây ô nhiễm bụi, ô nhiễm tiếng ồn đã diễn ra từ rất lâu. Từng tốp xe nối đuôi nhau chạy cả ngày, lẫn đêm. Ngày nắng thì mang theo bụi, ngày mưa thì cuốn theo bùn nhầy nhụa, vương vãi khắp nơi. Cuộc sống của người dân hai bên tuyến đường luôn trong trạng thái bất an, lo lắng. Khổ nhất là những hộ gia đình có trẻ nhỏ hay có cửa hàng buôn bán, lúc nào cũng phải đóng cửa kín.
Ngồi nhâm nhi cốc trà ngoài hiên, một người dân hổ hởi chia sẻ “phải lâu lắm rồi tôi mới dám ra ngoài cửa ngồi uống nước thế này. Không biết có phải nó biết các anh (phóng viên) về hay không nên hôm nay xe nó (xe tải) chạy ít hẳn, chứ như mọi ngày thì...”
Khi được hỏi, khu vực bãi khai thác đất cạnh Đội Cảnh sát giao thông trật tự-Công an TP. Chí Linh có phải thuộc phường Cộng Hòa hay không? Ông Nguyễn Duy Lũy, Chủ tịch UBND phường Cộng Hòa nhanh chóng khẳng định “bãi đó thuộc phường Sao Đỏ”. Sau khi phóng viên sang UBND phường Sao Đỏ tìm hiểu, được cán bộ địa chính dẫn ra tận nơi để xác định ranh giới và cho biết khu đất trên không thuộc địa bàn phường Sao Đỏ mà thuộc phường Cộng Hòa quản lý. Ngày sau đó, phóng viên đã trao đổi lại nội dung trên với ông Nguyễn Duy Lĩnh, Chủ tịch UBND phường Cộng Hòa. Thất bất ngờ, lần này vị Chủ tịch lại khẳng định luôn bãi khai thác đó do địa phương mình quản lý. Vậy, việc ông Chủ tịch phường không nắm được ranh giới địa lý là có thật hay ông cố tình “đánh võng” phóng viên, đùn đẩy trách nhiệm sang phường khác? “ bãi đó của Thủy “Móm” Công ty sản xuất vật liệu xây dựng Chí Linh, nó có phép, đang khai thác đất tại chỗ” ông Nguyễn Duy Lĩnh xác nhận thêm. Đáng chú ý, trong suốt quá trình phóng viên đến bãi khai thác ghi nhận phản ánh cũng như vào UBND các phường tìm hiểu thông tin phía sau luôn có 2 chiếc xe “lạ” bám sát. Chậm chí khi PV vào trong Đội Cảnh sát giao thông trật tự Công an thành phố Chí Linh, chúng cũng phóng xe vào, hiên ngang như chỗ quen thuộc. Qua quan sát của PV, có 3 chiếc xe tải đang đỗ trong sân dùng để giữ xe vi phạm giao thông của Đội này. một trong những người trên xe ô tô còn xuống xe tiến vào kiểm tra mấy chiếc xe tải, khi PV rời đi họ cũng bám sát xe của PV từng bước một.
Theo ghi nhận của phóng viên, nhiều xe tải được gắn nhiều phù hiệu khác nhau chở đất qua đoạn đường vào đền thờ Chu Văn An ra Quốc lộ 37 phường Cộng Hòa. Đơn cử như: Xe tải mang logo Cường Anh, logo Công ty Ninh Anh Anh biển kiểm soát 34C-209.35, 34C-033.96, 34C-041.16
Có một điều mà nhiều người dân cũng như phóng viên nghi ngại, đó là tại sao hàng ngày có hàng trăm lượt xe qua lại Đội Cảnh sát giao thông trật tự Công an thành phố Chí Linh che chắn sơ sài, phóng nhanh, vương vãi đất trên đường mà lại không bị Đội ngăn chặn, xử lý ?
“Bãi đổ thải thì bên Cảnh sát kinh tế họ quản lý, bên tôi mảng giao thông chủ yếu phụ trách xe quá tải. Hôm nay chỉ huy đi họp hết nên không cung cấp hồ sơ gì được, hôm khác PV quay lại” qua điện thoại, ông Bùi Mạnh Tuấn, Đội trưởng Đội Cảnh sát giao thông - trật tự Công an TP.Chí Linh cho biết. Và rồi ngay ngày hôm sau, PV nhiều lần điện thoại lại cho ông Bùi Mạnh Tuấn để tìm hiểu thêm thông tin thì ông không nghe máy.
Trách nhiệm của UBND phường Cộng Hòa đến đâu khi hàng ngày người dân nơi đây phải “hưởng trọn” bụi từ bãi khai thác gây ô nhiễm môi trường mà không có biện pháp xử lý dứt điểm? Để những chiếc xe có dấu hiệu quá khổ, quá tải, che chắn sơ sài hàng ngày nối đuôi nhau chạy qua Đội, lực lượng CSGT đã xử lý đến đâu, được bao nhiêu trường hợp? Các biện pháp bảo vệ môi trường, giấy phép khai thác kháng sản của Công ty sản xuất vật liệu xây dựng Chí Linh ra sao? Nguồn đất chở đến và chở đi những dự án nào?
Môi trường và Đô thị Việt Nam tiếp tục phản ánh trong loạt bài viết sau.Về đầu trang
PHÁP LUẬT
Do không đồng tình với UBND xã về việc giao nhà máy nước sạch cho Công ty Nước sạch Phượng Hoàng sản xuất, kinh doanh, các đối tượng đã xông vào phòng họp chửi bới, xô đẩy công an xã làm nhiệm vụ...
Chiều 19/7, Tòa án Nhân dân tỉnh Hải Dương đã mở phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án hình sự đối với 5 đối tượng gây rối trật tự công cộng tại Ủy ban nhân dân xã An Phượng, huyện Thanh Hà.
Kết thúc phiên tòa, Hội đồng xét xử đã tuyên phạt Phạm Duy Cảng (sinh năm 1969, trú tại thôn Ngoại Đàm, xã An Phượng) 32 tháng tù giam; Nguyễn Danh Vẽ (sinh năm 1966, trú tại thôn Ngoại Đàm) 30 tháng tù nhưng cho hưởng án treo.
Nguyễn Đức Ngọc (sinh năm 1958, trú tại thôn Ngoại Đàm) 27 tháng tù nhưng cho hưởng án treo; Trần Thị Thủy (sinh năm 1982, trú tại thôn Tứ Cường, xã An Phượng) 9 tháng tù nhưng cho hưởng án treo; Lưu Cung Thắng (sinh năm 1979, trú tại thôn Văn Xuyên, xã An Phượng) 12 tháng tù nhưng cho hưởng án treo.
Trước đó, vào ngày 10/11/2020, Tòa án Nhân dân huyện Thanh Hà đã tổ chức xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với các đối tượng trên.
Hội đồng xét xử đã tuyên phạt Phạm Duy Cảng 36 tháng tù; Nguyễn Danh Vẽ 33 tháng tù; Nguyễn Đức Ngọc 30 tháng tù; Lưu Cung Thắng 12 tháng tù; Trần Thị Thủy 9 tháng tù và Nguyễn Thị Thùy (sinh năm 1983, trú tại thôn Phượng Đầu) 9 tháng tù nhưng cho hưởng án treo.
Theo cáo trạng, do không đồng tình với Ủy ban Nhân dân xã Phượng Hoàng (nay là xã An Phượng) về việc giao nhà máy nước sạch tại địa phương cho Công ty Nước sạch Phượng Hoàng sản xuất, kinh doanh nên nhiều người dân đã có đơn đề nghị, phản ánh, tố cáo gửi lên các cấp, các ngành.
Ủy ban Nhân dân tỉnh đã có kết luận số 267/KLTTr-Ủy ban Nhân dân giải quyết việc này nhưng nhiều người dân vẫn không đồng tình.
Khoảng 14 giờ ngày 16/3/2020 và ngày 17/3/2020, tại Trụ sở Ủy ban Nhân dân xã An Phượng, các đối tượng trên đã thu âm giọng nói, chuẩn bị trống, chiêng, loa, đài để hô hào, kêu gọi người dân phản đối; xô đẩy công an xã làm nhiệm vụ, xông vào phòng họp chửi bới, xúc phạm cán bộ đang họp, sử dụng điện thoại để quay và phát lên mạng xã hội, làm cuộc họp phải tạm dừng; các ban, ngành, đoàn thể của xã phải dừng làm việc.
Thậm chí, các đối tượng trên còn cùng với một số người dân dựng lều bạt và mở loa, tổ chức nấu nướng, ăn uống tại sân Ủy ban nhân dân xã đến ngày 19/3/2020 mới chịu tháo dỡ.
Trong thời gian trên, đối tượng Vẽ còn điều khiển xe chở loa nén đi khắp các thôn, khu dân cư kêu gọi người dân phản đối các quyết định của cơ quan chức năng.
Tại phiên tòa, các bị cáo đã ăn năn, hối hận, thừa nhận về hành vi phạm tội của mình và xin nhận được sự khoan hồng của pháp luật.Về đầu trang
TIN TRONG NƯỚC NỔI BẬT
Sáng 20/7, kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV bắt đầu chương trình làm việc theo hình thức họp tập trung tại Nhà Quốc hội
Tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ tiến hành bầu, phê chuẩn kiện toàn nhân sự các chức danh lãnh đạo của các cơ quan Nhà nước; xem xét, thảo luận các báo cáo về kinh tế-xã hội và quyết định một số vấn đề quan trọng khác.
Cụ thể, về công tác nhân sự, Quốc hội sẽ xem xét, quyết định số lượng Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội; bầu Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội; bầu Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội, Tổng Kiểm toán Nhà nước.
Quốc hội tiến hành bầu Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch nước, Chánh án TAND Tối cao, Viện trưởng Viện KSND Tối cao.
Quốc hội sẽ quyết định cơ cấu tổ chức, số lượng thành viên Chính phủ; phê chuẩn việc bổ nhiệm các Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ; phê chuẩn danh sách Phó Chủ tịch và Ủy viên Hội đồng quốc phòng và an ninh (nếu có); phê chuẩn bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
Theo quy định của Hiến pháp năm 2013, ngay sau khi được Quốc hội bầu, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án TAND Tối cao tuyên thệ trước Quốc hội.
Về kinh tế-xã hội, Quốc hội xem xét các báo cáo: Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách Nhà nước 6 tháng đầu năm và các giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách Nhà nước 6 tháng cuối năm 2021; công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2020; phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2019.
Quốc hội cũng xem xét, quyết định: Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025; Kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2021-2025; Kế hoạch vay, trả nợ công giai đoạn 2021-2025; Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025; chủ trương đầu tư 2 chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, về giảm nghèo và an sinh xã hội...
Theo dự kiến, trong phiên khai mạc sáng 20/7, Chủ tịch Quốc hội khóa XIV Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc kỳ họp.
Tiếp đó, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội khóa XIV, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Bầu cử quốc gia Trần Thanh Mẫn báo cáo tổng kết cuộc bầu cử ĐBQH khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026; Ủy viên Hội đồng Bầu cử quốc gia, Phó Trưởng Tiểu ban Nhân sự, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV Nguyễn Thị Thanh báo cáo kết quả xác nhận tư cách đại biểu Quốc hội khóa XV.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV trình Quốc hội dự kiến số lượng Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Quốc hội tiến hành thảo luận tại đoàn về vấn đề này.
Cũng trong sáng 20/7, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV báo cáo kết quả thảo luận tại đoàn và giải trình, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội về dự kiến số lượng Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua Nghị quyết về số lượng Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội bằng hệ thống biểu quyết điện tử.
Sau đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV trình danh sách đề cử để Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV.
Quốc hội tiến hành thảo luận ở đoàn về dự kiến nhân sự bầu Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV./. Về đầu trang
Trưa ngày 19/7, ngay sau cuộc làm việc với Thành phố Hà Nội sáng cùng ngày, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp đột xuất của Chính phủ với Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh COVID-19.
Mở đầu cuộc họp, Thủ tướng nêu rõ, diễn biến dịch bệnh tại TPHCM và một số tỉnh phía Nam rất phức tạp. Thường trực Chính phủ đề nghị tổ chức họp Chính phủ để có những biện pháp mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn, tích cực hơn, sát tình hình thực tế hơn và khả thi hơn để phòng chống dịch có hiệu quả. Chúng ta phải huy động sức mạnh tổng lực của hệ thống chính trị, của nhân dân vào chống dịch.
Không để bệnh nhân thiếu máy thở, trang thiết bị chống dịch
Phát biểu tại cuộc họp, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long nhận định, thời gian tới, đặc biệt là trong 5 đến 7 ngày nữa, tình hình dịch bệnh tại TPHCM và các tỉnh phía Nam diễn biến phức tạp, số bệnh nhân nặng có thể gia tăng.
Về hậu cần cho phòng chống dịch, Bộ trưởng cho biết, Bộ thành lập kho dã chiến trang thiết bị, vật tư tiêu hao tại TPHCM và sẽ điều phối 2.000 máy thở cho kho dự trữ này. Ngày 17-18/7/2021, Bộ Y tế đã chuyển về 299 máy thở các loại. Chúng ta không để bệnh nhân thiếu máy thở, không để thiếu trang thiết bị, dụng cụ phòng hộ đối với nhân viên y tế, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long khẳng định.
Bộ đã điều động, hỗ trợ cho TPHCM và các tỉnh trong khu vực hơn 6.400 người và hơn 9.000 người đang sẵn sàng chi viện thêm. Hôm nay, sẽ tiếp tục đưa người đến hỗ trợ cho TPHCM và các tỉnh phía Nam.
Bộ trưởng cho biết, có 993 cơ sở y tế đủ đáp ứng yêu cầu điều trị cho 66.000 ca nhiễm (cần đến thở oxy). Hiện năng lực sản xuất của các nhà máy oxy của cả nước rất lớn, tổng công suất đạt hơn 851.000 m3 khí mỗi ngày (tương đương 1.300 tấn/ngày) và có thể tăng thêm từ 50 đến 100% công suất. Hôm qua, Bộ Y tế đã họp với 17 nhà máy sản xuất oxy trên toàn quốc, yêu cầu các đơn vị tăng công suất sản xuất, tăng dự trữ oxy và khả năng phân phối.
Bộ Y tế đã báo cáo và xin ý kiến Chính phủ ban hành Nghị quyết về mua sinh phẩm, vật tư, trang thiết bị phòng chống dịch COVID-19.
Tại cuộc họp, các bộ đều cho biết, đã thành lập “tổ công tác đặc biệt” tại TPHCM như chỉ đạo của Thủ tướng.
Quân đội hỗ trợ thu hoạch nông sản, vận chuyển hàng hóa
Bộ trưởng Quốc phòng, Đại tướng Phan Văn Giang nêu rõ, Bộ đã sử dụng lực lượng dân quân và bộ đội đóng quân trên địa bàn để hỗ trợ địa phương vận chuyển rau màu cho nhân dân, đến tận xã, tận xóm giúp dân thu hoạch nông sản. Huy động gần 3.000 lái xe để bảo đảm vận chuyển cho các địa phương. Ở các đảo xa, các vùng mà điều kiện giao thông khó khăn thì huy động trực thăng để vận chuyển, bao gồm vaccine và các trang thiết bị cần thiết cho phòng chống dịch. Bộ Quốc phòng đã phối hợp với Bộ Y tế thành lập các bệnh viện điều trị bệnh nhân nặng.
Theo Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên, Bộ đã phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có kế hoạch cụ thể để huy động các nguồn hàng, nhất là rau, củ, quả, hàng tươi sống để sẵn sàng cung ứng cho TPHCM và các địa phương có nhu cầu. Đã phối hợp với lực lượng quân đội và dân quân trong việc hỗ trợ khâu thu hoạch rau củ quả vì hiện nay có sự thiếu hụt nhân lực làm công việc này ở một số địa phương phía Nam.
Bộ cũng thống nhất cao với Bộ Y tế về việc không kiểm tra giấy chứng nhận xét nghiệm SARS-CoV-2 đối với người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng hóa (lái xe, người phục vụ trên xe, nhân viên bốc, xếp dỡ hàng hóa đi theo xe) chỉ lưu thông trong phạm vi nội bộ tỉnh, thành phố phía Nam đang thực hiện Chỉ thị 16.
Bộ trưởng Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể cho biết, Bộ chuẩn bị sẵn sàng phương án khi tỉnh nào thực hiện Chỉ thị 16 thì mở luồng xanh của địa phương kết nối với luồng xanh quốc gia. “Đến giờ phút này, tình hình giao thông ở 19 tỉnh phía Nam và 3 tỉnh giáp ranh là ổn định”, Bộ trưởng nói. Hiện chỉ có khoảng 20% lượng xe lưu thông trên đường so với trước đây, chủ yếu là những xe vận chuyển hàng hóa, phục vụ xuất khẩu, an sinh xã hội. Bộ trưởng bày tỏ ủng hộ việc không kiểm tra giấy chứng nhận xét nghiệm SARS-CoV-2 đối với lái xe chở hàng hóa.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia nhấn mạnh, phải kiên định cách làm và đẩy cao thêm một mức cách mà chúng ta đã làm từ trước đến nay trên toàn quốc, đó là biện pháp “ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng, dập dịch” và phải thực hiện nghiêm túc. Phải bảo đảm đủ vật tư, thiết bị cho các lực lượng chống dịch. Phải giải quyết ngay các ách tắc trong lưu thông, phân phối hàng hóa.
Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình đề nghị TPHCM phân cấp, phân tầng quản lý ca F0, F1 giữa Thành phố, quận, huyện, phường và gia đình. Y tế quận, bệnh viện quận phải trang bị để đủ khả năng điều trị bệnh nhân COVID-19. TPHCM cần có chính sách đặc thù hỗ trợ lực lượng tuyến đầu, kiểm tra việc thực hiện gói hỗ trợ an sinh xã hội.
Lãnh đạo, chỉ đạo cần tập trung, thống nhất, chuyên sâu hơn nữa
Kết luận cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, tình hình rất phức tạp, diễn biến rất nhanh, các ý kiến tại cuộc họp đều thống nhất cao với việc ban hành Nghị quyết của Chính phủ để phòng chống dịch trên phạm vi cả nước, nhất là tại TPHCM và các tỉnh, thành phố phía Nam. Việc lãnh đạo, chỉ đạo cần tập trung, thống nhất, chuyên sâu hơn nữa trên phạm vi cả nước để nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức, điều hành chống dịch.
Các ý kiến cũng thống nhất thành lập tổ công tác đặc biệt (Bộ Chỉ huy tiền phương) đặt tại TPHCM với sự tham gia của lãnh đạo các Bộ và TPHCM. Tổ công tác hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Chỉ đạo quốc gia.
Các đại biểu thống nhất cần tập trung cho TPHCM và các tỉnh phía Nam, thực hiện Chỉ thị 16 theo tinh thần siết chặt kỷ luật, kỷ cương, đặc biệt là trong giãn cách xã hội, giãn cách giữa người với người. Thủ tướng nhấn mạnh, đây là nhiệm vụ rất quan trọng để giảm tốc độ lây nhiễm.
Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các bộ ngành, cơ quan có liên quan nghiên cứu, đánh giá lại toàn diện biến chủng mới của virus, cùng với các nghiên cứu khác của thế giới, để có đối sách phù hợp hơn. Đánh giá, phân loại các ca F0, F1 theo các nguy cơ, các mức độ triệu chứng để tập trung các nguồn lực có trọng tâm, trọng điểm; có hướng dẫn khung để các địa phương thực hiện thống nhất.
Tổ Thông tin đáp ứng nhanh phục vụ phòng chống dịch thuộc Ban Chỉ đạo quốc gia cần làm tốt hơn nữa việc tăng cường huy động các nguồn thông tin độc lập khác để đánh giá, nhận định, đưa ra giải pháp phù hợp.
Các ý kiến cũng thống nhất, các bộ ngành và đặc biệt là các địa phương trong chỉ đạo, điều hành phải siết chặt kỷ luật kỷ cương, nhất là sự chấp hành của người dân. Người dân vừa là trung tâm phục vụ, vừa là chủ thể tham gia; tham gia phòng chống dịch vừa là trách nhiệm, vừa là nghĩa vụ, vừa là quyền lợi của mỗi người dân.
Về nguồn nhân lực, các tỉnh, thành phố nêu cụ thể nhu cầu về bác sĩ, điều dưỡng viên, kỹ thuật viên, các địa phương khác thống kê rõ khả năng hỗ trợ, Văn phòng Chính phủ tổng hợp để Ban Chỉ đạo quốc gia điều hành thống nhất, không để thiếu, lãng phí, chồng chéo. Về trang thiết bị, các tỉnh, thành phố rà soát, nêu yêu cầu, Bộ Y tế là đầu mối mua sắm, phân phối phù hợp, đồng thời phát huy tính năng động, sáng tạo của địa phương. Việc cung ứng vật tư phòng chống dịch, lương thực, thực phẩm và các nhu yếu phẩm khác phục vụ nhân dân phải bảo đảm lưu thông thông suốt.
Thủ tướng lưu ý phải thực hiện thật tốt công tác bảo đảm an sinh xã hội, nhất là tại các địa phương phía Nam với các đặc điểm riêng về dân cư và xã hội, đặc biệt cần lưu ý khi đợt dịch lần này tấn công các đô thị lớn, nơi tập trung đông người, đầu mối giao thương, vận tải, các khu công nghiệp. Do đó, phải triển khai rất linh hoạt, thường xuyên rà soát, bổ sung các đối tượng cần hỗ trợ. Những nơi đủ điều kiện thì thực hiện “3 tại chỗ” (làm việc tại chỗ, ăn nghỉ tại chỗ, cách ly tại chỗ), hoặc tổ chức chặt chẽ “một cung đường, hai điểm đến” (đưa và đón công nhân từ nơi ở tới nơi sản xuất).
Bảo đảm tài chính cho công tác phòng chống dịch. Công tác truyền thông phải đầy đủ, chính xác, kịp thời, thông suốt, “lấy cái đẹp dẹp cái xấu”, lấy tích cực đẩy lùi tiêu cực, kêu gọi, truyền cảm hứng để người dân yên tâm, tin tưởng, đồng tình và ủng hộ, cộng tác, tích cực thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra.
Tổ chức phân bổ, tiêm vaccine kịp thời, khoa học, an toàn và hiệu quả, linh hoạt cho các đối tượng theo tình hình thực tiễn.
Các địa phương phải phối hợp chặt chẽ, thuận lợi hơn. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc, nhất là chấn chỉnh tình trạng lơi lỏng, chủ quan khi thực hiện Chỉ thị 15, 16, Thủ tướng nhấn mạnh.
Thực hiện nghiêm Chỉ thị 16 và có thể ở mức cao hơn
Về nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan, Thủ tướng giao Bộ Y tế không để bị động, lúng túng, thiếu hụt nguồn nhân lực y tế; đánh giá, dự báo tình hình chính xác để Chính phủ điều hành kịp thời, tinh thần là phải chuẩn bị ở mức cao hơn. Hướng dẫn kịp thời để xử lý các vướng mắc.
Bộ Quốc phòng tham gia bảo đảm trật tự an toàn xã hội, cung ứng hàng hóa, tham gia hỗ trợ sản xuất theo tinh thần “đội quân chiến đấu, đội quân công tác, đội quân sản xuất”. Phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ để để đẩy nhanh sản xuất vaccine trong nước.
Bộ Công an chỉ đạo lực lượng công an bảo đảm an ninh trật tự và cùng với hệ thống chính trị ở cơ sở siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong thực hiện giãn cách, cách ly, triển khai trên toàn quốc một cách bài bản.
Bộ Giao thông vận tải không để xảy ra ách tắc giao thông, nhất là vận chuyển hàng hóa, hướng dẫn để các địa phương phải thực hiện thống nhất trên toàn quốc, không ban hành “giấy phép con”. Bộ Công Thương dứt khoát bảo đảm hàng hóa, nhu yếu phẩm cần thiết cho người dân, tập trung nắm tình hình, xử lý ngay các vướng mắc. Bộ Tài chính hướng dẫn các quy định về tài chính rõ ràng, chặt chẽ. Ngân hàng Nhà nước tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân và doanh nghiệp trong vay và trả nợ, phục vụ sản xuất, bảo đảm cân đối vĩ mô, kết hợp hài hòa, hợp lý, hiệu quả giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ.
Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hướng dẫn các địa phương thực hiện Nghị quyết 68 về hỗ trợ người gặp khó khăn và một số nội dung khác như tạm hoãn hợp đồng lao động. Bộ Ngoại giao tập trung vào các nhiệm vụ phục vụ phòng chống dịch như đẩy mạnh ngoại giao vaccine, chuyển giao công nghệ, cung cấp giá cả trang thiết bị phòng chống dịch để các đơn vị trong nước tham khảo. Bộ Thông tin và Truyền thông hoàn thiện, ban hành các quy định về ứng dụng công nghệ trong phòng chống dịch, thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý nhà nước về thông tin và truyền thông, chống các thông tin xuyên tạc, sai sự thật. Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với các cơ quan thực hiện các nhiệm vụ liên quan tới chuyển giao công nghệ và công nhận các sản phẩm sản xuất trong nước.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nắm tình hình, chỉ đạo tiêu thụ, cung ứng, điều phối các nông sản. Bộ Kế hoạch và Đầu hướng dẫn thêm về đấu thầu, đấu giá trong điều kiện hiện nay. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế và các bộ ngành giải quyết các vấn đề bảo vệ môi trường, xử lý rác thải cho người dân, nhất là tại những nơi cách ly, phong tỏa, giãn cách.
Thủ tướng yêu cầu Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm nếu áp dụng Chỉ thị 16 và có thể ở mức cao hơn về một số điểm: Kiên quyết thực hiện giãn cách, người dân hạn chế đi lại, không ra khỏi nhà nếu không cần thiết, xử lý nghiêm các vi phạm; bảo đảm phối hợp chặt chẽ và thông suốt với các bộ, ngành; huy động cả hệ thống chính trị tại cơ sở vào cuộc, huy động các nguồn lực, đẩy mạnh hợp tác công – tư trong phòng chống dịch với hướng dẫn cụ thể.
Các thành viên Chính phủ nêu cao tinh thần trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ và lãnh đạo, chỉ đạo Bộ, ngành mình thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra.Về đầu trang
THÔNG TIN NỔI BẬT TRÊN BÁO HẢI DƯƠNG, ĐÀI PTTH TỈNH
1. Báo Hải Dương
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, các trường hợp F1 liên quan đến một người dương tính với SARS-COV-2 tại xã Lai Vu (Kim Thành) đều đã âm tính lần 1.
Bệnh nhân từ Nhật Bản về Việt Nam từ ngày 20.6, được cách ly tập trung tại khách sạn ở Quảng Nam 21 ngày (từ 20.6-11.7), xét nghiệm 3 lần âm tính. Sáng 11.7, bệnh nhân cùng 10 người đi xe của khách sạn ra sân bay Đà Nẵng về sân bay Nội Bài, rồi đi về nhà bằng xe riêng. Khi về đến xã Lai Vu, bệnh nhân đã khai báo y tế và cách ly tại nhà từ ngày 12-17.7. Khoảng 10 giờ ngày 18.7, bệnh nhân được em dâu chở ra Trạm Y tế xã để lấy mẫu xét nghiệm. Tối 18.7, bệnh nhân được Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh kết luận dương tính với SARS-COV-2.
Lực lượng chức năng đã truy vết được 5 người tiếp xúc gần với bệnh nhân là mẹ, 2 con, em dâu và lái xe. Bệnh nhân đã được đưa đi điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Hải Dương, hiện sức khỏe ổn định. Về đầu trang
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Phạm Xuân Thăng yêu cầu công tác tuyên giáo phải gắn kết chặt chẽ với việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
Sáng 19.7, đồng chí Phạm Xuân Thăng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh làm việc với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy để nghe báo cáo về kết quả thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm 2021 và nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới.
Cùng dự làm việc có lãnh đạo Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Văn phòng Tỉnh ủy, Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Hải Dương, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh.
Phát biểu kết luận buổi làm việc, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Phạm Xuân Thăng đánh giá cao sự đổi mới, sáng tạo, những kết quả tích cực của ngành tuyên giáo và Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy thời gian qua; ghi nhận đóng góp quan trọng của công tác tuyên giáo vào sự thành công của cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, trong công tác phòng chống dịch Covid-19 và tuyên truyền, triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII.
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy yêu cầu Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tiếp tục nắm chắc bối cảnh khách quan chi phối để nhận diện đúng thời cơ, thuận lợi và thách thức, khó khăn đối với công tác tuyên giáo; bám sát định hướng công tác chính trị, tư tưởng trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII để tham mưu, đề ra những giải pháp nâng cao chất lượng công tác tuyên giáo, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao hơn, góp phần xây dựng Đảng vững mạnh về tư tưởng. Quán triệt sâu sắc và thực hiện tốt phương châm "Chủ động, sáng tạo, nhanh, rộng, hiệu quả", tăng cường chuyển đổi số để nâng tầm công tác tuyên giáo của tỉnh, thích ứng với tình hình mới.
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy yêu cầu Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tiếp tục tham mưu, chỉ đạo thực hiện đổi mới công tác học tập, quán triệt, xây dựng chương trình hành động thực hiện nghị quyết theo hướng cụ thể, thiết thực, "5 rõ". Ban Tuyên giáo các cấp tập trung tham mưu cho cấp ủy đẩy mạnh công tác tuyên truyền để cán bộ, đảng viên, nhân dân hiểu sâu, nhớ lâu, thấm nhuần đường lối, định hướng phát triển của tỉnh; khơi dậy niềm tự hào, tự trọng, tự cường và khát vọng phát triển để xây dựng Hải Dương trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại vào năm 2030.
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy cần bám sát các nhiệm vụ của địa phương để làm tốt công tác tuyên truyền phục vụ hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội; đổi mới, gắn kết chặt chẽ công tác chính trị, tư tưởng với việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng chống dịch Covid-19 và tập trung tuyên truyền tháo gỡ những điểm nghẽn, nút thắt đối với sự phát triển của tỉnh như vướng mắc giải phóng mặt bằng, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh... Phối hợp làm tốt việc phát huy giá trị văn hóa xứ Đông và xây dựng con người Hải Dương đáp ứng yêu cầu phát triển. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan báo chí Trung ương, phát huy vai trò báo chí địa phương để đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác quáng bá, tuyên truyền và nâng tầm vị thế, hình ảnh, truyền thống, văn hóa con người Hải Dương. Ứng dụng mạnh mẽ chuyển đổi số, đổi mới cách thức và phát huy hiệu quả hệ thống truyền thanh cơ sở để nâng cao chất lượng thông tin, tuyên truyền đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Phạm Xuân Thăng nhấn mạnh Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tiếp tục tập trung tham mưu các giải pháp xây dựng Đảng về đạo đức. Khẩn trương hoàn thành tham mưu xây dựng kế hoạch thực hiện Kết luận 01-KL/TW ngày 18.5.2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Nâng cao chất lượng công tác giáo dục lý luận chính trị, công tác khoa giáo và lịch sử Đảng theo hướng khoa học, thực tiễn, sáng tạo, hiện đại. Làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên giáo đáp ứng yêu cầu ngày càng cao hơn và nâng tầm vị thế ngành tuyên giáo tỉnh.
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Phạm Xuân Thăng nhất trí với một số đề xuất của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy là thành lập Hội đồng khoa học nghiên cứu lý luận chính trị tỉnh; ban hành thông báo mới để tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng với công tác nghiên cứu, biên soạn, phát hành ấn phẩm lịch sử Đảng, lịch sử truyền thống trong tỉnh; đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ để tổ chức học tập, quán triệt nghị quyết, lưu trữ tài liệu lịch sử...; đồng thời giao các cơ quan liên quan phối hợp thực hiện. Về đầu trang
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh đã bỏ phiếu nhất trí 100% bầu đồng chí Lê Văn Hiệu, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy giữ chức Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh tỉnh khóa XV.
Chiều 19.7, tại cuộc họp trước phiên khai mạc Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XV, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh đã bỏ phiếu nhất trí 100% bầu đồng chí Lê Văn Hiệu, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy giữ chức Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh khóa XV; đồng chí Nguyễn Thị Việt Nga, Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh khóa XIV tiếp tục giữ chức Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh khóa XV.
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh cũng thông qua dự thảo quy chế hoạt động của Đoàn khóa XV; chương trình hoạt động 6 tháng cuối năm.
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh khóa XV có 9 đại biểu, trong đó có 4 người đang công tác ở các cơ quan trung ương, 5 người đang công tác tại tỉnh, 3 Đại biểu Quốc hội là nữ. Về đầu trang
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Phạm Xuân Thăng đánh giá cao ý tưởng quy hoạch phát triển vùng công nghiệp động lực do Công ty CP Công nghệ Viễn thông Sài Gòn (Saigontel) và các đơn vị tư vấn báo cáo.
Chiều 19.7, đồng chí Phạm Xuân Thăng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh làm việc với các đơn vị tư vấn để nghe báo cáo ý tưởng quy hoạch phát triển vùng công nghiệp động lực tại các huyện Thanh Miện, Bình Giang.
Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Quân và lãnh đạo các sở, ngành, địa phương liên quan cùng dự làm việc.
Phát biểu kết luận buổi làm việc, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Phạm Xuân Thăng đánh giá cao ý tưởng quy hoạch phát triển vùng công nghiệp động lực do Công ty CP Công nghệ Viễn thông Sài Gòn (Saigontel) và các đơn vị tư vấn báo cáo. Ý tưởng quy hoạch đã bám sát định hướng, mục tiêu phát triển được nêu trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII; thể hiện khát vọng phát triển của Hải Dương trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại và là vùng công nghiệp động lực của đồng bằng sông Hồng với 3 trụ cột: công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp dịch vụ, công nghiệp sinh thái.
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đề nghị đơn vị tư vấn tiếp thu ý kiến các đại biểu, bổ sung một số nội dung hoàn thiện ý tưởng để làm nổi bật tiềm năng riêng có, thế mạnh khác biệt của Hải Dương và khu vực quy hoạch. Tiếp tục bám sát chiến lực phát triển trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII và bổ sung, cập nhật các số liệu để đánh giá đúng vị thế của tỉnh Hải Dương hiện nay trong khu vực. Mở rộng ranh giới, phạm vi nghiên cứu lên trên 5.000 ha để vùng công nghiệp có đủ tầm vóc thu hút đầu tư.
Khẳng định hạ tầng giao thông rất quan trọng để thu hút đầu tư vào vùng công nghiệp, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy giao Sở Giao thông vận tải phối hợp với các địa phương tham mưu mở rộng các tuyến đường hiện hữu, bổ sung quy hoạch các tuyến đường mới để tạo thuận lợi kết nối hệ thống giao thông trong khu vực và với nút giao cao tốc Hà Nội-Hải Phòng tại Bình Giang. Sở Kế hoạch và Đầu tư đề xuất các công trình giao thông trong khu vực đưa vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 và năm 2022 để sớm triển khai đầu tư. Sở Thông tin và Truyền thông tham mưu quy hoạch hạ tầng chuyển đổi số trong vùng để bảo đảm đồng bộ, hiện đại.
UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan liên quan và 2 huyện cung cấp thông tin, số liệu, dữ liệu, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị tư vấn hoàn thiện quy hoạch vùng trước ngày 15.8 để báo cáo UBND tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho chủ trương và tích hợp với các quy hoạch vùng huyện, quy hoạch chuyên ngành. UBND tỉnh khẩn trương xin ý kiến tư vấn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đề xuất với Trung ương chủ trương thực hiện đầu tư vùng công nghiệp.
Tỉnh sẽ thành lập Tổ công tác do đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Quân làm Tổ trưởng, lãnh đạo các sở, ngành, địa phương liên quan làm thành viên để đẩy nhanh tiến độ hoàn thành quy hoạch, chuẩn bị tốt công tác giải phóng mặt bằng, xúc tiến đầu tư... để sớm triển khai đầu tư vùng công nghiệp động lực, đón bắt các làn sóng đầu tư mới vào Việt Nam.
Theo ý tưởng quy hoạch, vùng công nghiệp động lực có diện tích khoảng 4.000-5.000 ha thuộc địa bàn 2 huyện Thanh Miện, Bình Giang. Khu vực này có hệ thống giao thông thuận lợi sau khi hoàn thành dự án đường trục Đông – Tây, trục Bắc – Nam huyện Thanh Miện, kết nối với đường ô tô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng – Hạ Long tại Bình Giang. Vùng công nghiệp động lực sẽ có các phân khu: Khu công nghiệp chuyên biệt công nghệ cao cùng khu công nghiệp sinh thái; khu đô thị; khu trung tâm dịch vụ công nghiệp; trung tâm đổi mới, sáng tạo; khu thương mại, dịch vụ, y tế và khu logistics. Về đầu trang
Theo Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội TP Hải Dương, đến ngày 18.7, tất cả các xã, phường của thành phố đã chi trả xong tiền trợ giúp xã hội theo mức chuẩn mới của tỉnh.
TP Hải Dương đã chi trả xong hơn 3,4 tỷ đồng tiền trợ giúp xã hội cho 6.980 đối tượng bảo trợ xã hội, tăng 1 tỷ đồng/tháng so với mức chuẩn cũ. Trước đó, từ ngày 10.7, các xã, phường ở thành phố lần lượt chi trả tiền trợ giúp xã hội cho các đối tượng bảo trợ xã hội.
Từ tháng 7.2021, mức chuẩn trợ giúp xã hội tại Hải Dương là 380.000 đồng/tháng, tăng 110.000 đồng so với trước đây và tăng 20.000 đồng so với mức chuẩn quy định của Nghị định 20/2021/NĐ-CP về quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.Về đầu trang
2. Đài PTTH tỉnh
Trước nguy cơ phức tạp của dịch bệnh Covid 19 trên địa bàn, huyện Bình Giang yêu cầu các xã, thị trấn có trách nhiệm tăng cường kiểm soát công tác phòng chống dịch trên địa bàn; Nâng cao trách nhiệm và vai trò của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, các xã, thị trấn trong công tác phòng chống dịch Covid-19.
Tổ chức các biện pháp kiểm soát, giám sát chặt chẽ người từ tỉnh ngoài đến huyện Bình Giang và người của huyện Bình Giang trở về từ nơi khác, đặc biệt là từ những nơi có dịch với các yêu cầu cụ thể. Các xã, thị trấn chỉ đạo tạm dừng phục vụ khách hàng ăn uống tại chỗ của các nhà hàng, quán ăn uống trên địa bàn; Kiểm soát chặt chẽ người ra vào các khu vực chợ, trung tâm thương mại, dịch vụ... Về đầu trang
Nhãn của Chí Linh đã được Công ty TNHH sản xuất, dịch vụ thương mại Rồng Đỏ, Công ty Cổ phần Ameii Việt Nam và Công ty nông nghiệp hữu cơ FUSA thu mua xuất khẩu sang các nước châu Âu và Mỹ.
Những lô quả nhãn đầu tiên sau khi sơ chế sẽ được Công ty Nông nghiệp hữu cơ FUSA xuất khẩu chính ngạch sang Pháp, Hà Lan, Anh. Đây là lần đầu tiên quả nhãn tươi của Chí Linh được xuất khẩu sang thị trường này. Trước đó năm 2020, nhãn Chí Linh mới chỉ xuất khẩu sang Cộng hòa Séc.
Trong bối cảnh ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, ngành nông nghiệp Hải Dương đã phối hợp với thành phố Chí Linh đánh giá thị trường tiêu thụ quả nhãn tươi để chủ động xây dựng phương án quy vùng sản xuất theo tiêu chuẩn xuất khẩu và liên kết với các doanh nghiệp xuất khẩu từ khâu sản xuất đến thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm. Hiện nay, mới ở thời điểm đầu mùa, nhãn của Chí Linh đã được Công ty TNHH sản xuất, dịch vụ thương mại Rồng Đỏ, Công ty Cổ phần Ameii Việt Nam và Công ty nông nghiệp hữu cơ FUSA thu mua xuất khẩu sang các nước châu Âu và Mỹ.
Thành phố Chí Linh hiện có 700ha trồng nhãn. Trong đó hơn 51 ha nhãn sản xuất theo quy trình VietGAP, Globalgap đã được cấp giấy chứng nhận. Dự kiến khoảng 250 tấn đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu. Lô nhãn đầu tiên này được xuất khẩu sang Pháp, Hà Lan, Anh bằng đường hàng không, khẳng định sản xuất an toàn là hướng phát triển bền vững nhằm nâng cao giá trị kinh tế của vùng sản xuất nhãn ở Chí Linh. Về đầu trang
Hội Cựu chiến binh huyện Gia Lộc vừa đánh giá 5 năm phong trào CCB giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi.
Hội CCB huyện Gia Lộc hiện có 8.894 hội viên, sinh hoạt ở 24 cơ sở hội ở cơ sở. 5 năm qua, Hội CCB huyện luôn quan tâm xây dựng các mô hình phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện của từng địa phương. Giai đoạn 2016-2021 Hội đã thành lập 1 CLB Doanh nghiệp, Doanh nhân CCB - cựu quân nhân, nâng tổng số lên 10 CLB hoạt động hiệu quả, tạo việc làm cho hàng trăm lao động là con em CCB - cựu quân nhân. Cùng với các CLB, nhiều mô hình chuyên canh trồng hoa cây cảnh, rau mầu, làm nghề thủ công, chăn nuôi ở một số hội cơ sở, thu hút nhiều lao động, đem lại giá trị kinh tế cao.
Nhân dịp này, những tập thể và cá nhân tiêu biểu trong phong trào CCB giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi được các cấp hội khen thưởng. Về đầu trang
Huyện đoàn Cẩm Giàng vừa phối hợp cùng Đoàn thanh niên thị trấn Cẩm Giang và xã Cẩm Hoàng khởi công xây dựng và trao tặng công trình thanh niên cho gia đình cựu thanh niên xung phong Nguyễn Văn Tới, ở thôn Nguyên Khê, thị trấn Cẩm Giang và bệnh binh Nguyễn Hữu Long, ở thôn Kim Đôi, xã Cẩm Hoàng.
Trong tháng 7 này, Huyện đoàn Cẩm Giàng tiếp tục phối hợp cùng Đoàn thanh niên xã Cẩm Văn khởi công xây dựng và trao tặng công trình thanh niên cho gia đình cựu thanh niên xung phong Ngô Thị Ái, ở xã Cẩm Văn; đồng thời phát động các cấp bộ Đoàn trên địa bàn huyện tổ chức nhiều hoạt động tri ân nhân dịp kỷ niệm 74 năm ngày Thương binh liệt sĩ 27/7 như dọn dẹn vệ sinh các Nghĩa trang liệt sĩ, thăm tặng quà các thương, bệnh binh, gia đình chính sách. Về đầu trang
Nơi nhận:
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Ban Thường vụ Tỉnh ủy;
- Lãnh đạo Sở TTTT.
......................
Thực hiện: Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Hải Dương