Ngày 4 tháng 6 năm 2021 UBND huyện Tứ Kỳ đã ban hành công văn Số:726 /UBND- DVNN về việc tăng cường thực hiện các biện pháp bảo vệ sản xuất ngành thủy sản.
Công văn nêu rõ: Thủy sản là ngành kinh tế quan trọng của huyện Tứ Kỳ với 1.779 ha mặt
nước nuôi thủy sản và khoảng 600 lồng bè nuôi cá trên tuyến sông Thái Bình, sông
Luộc thuộc địa giới huyện. Những xã có nhiều diện tích mặt nước nuôi thả cá như:
Đại Sơn, Hưng Đạo, Chí Minh, Văn Tố, Tân Kỳ, Quảng Nghiệp, Đại Hợp, Dân
Chủ, Hà Thanh, Hà Kỳ, Tiên Động...Cá nuôi lồng bè tập trung ở các xã: Hà Thanh,
Nguyên Giáp, Đại Sơn, Bình Lãng...
Hiện nay, thời tiết đang có những đợt nắng nóng với nhiệt độ cao (360C- 390C)
xen kẽ những đợt mưa giông bất thường, môi trường nuôi thả thủy sản nhiều nơi bị
ô nhiễm nên ở một số địa phương đã bắt đầu có hiện tượng cá chết hàng loạt do
thiếu dưỡng khí. Các bệnh truyền nhiễm trong thủy sản như đốm đỏ do vi khuẩn,
xuất huyết do virut... trên giống cá rô phi và các giống cá truyền thống đang có
nguy cơ phát sinh và lây lan mạnh.
Thực hiện Công văn số 3208/BNN-TY ngày 31/5/2021 của Bộ Nông nghiệp
và PTNT về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh thủy sản,
nhằm giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh và thiên tai gây ra đối với sản xuất ngành
thủy sản trên địa bàn huyện, Ủy ban nhân dân huyện yêu cầu:
1. Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn:
- Chỉ đạo Đài truyền thanh xã phối hợp Hội Nông dân xã và HTX thủy sản
(nếu có) tăng cường công tác tuyên truyền vận động, đôn đốc các hộ nuôi thủy sản
chủ động thường xuyên kiểm tra tình trạng môi trường nước của các diện tích ao
nuôi hiện có để có biện pháp xử lý kịp thời nếu cần. Các hộ nuôi thủy sản cần đầu tư
trang bị đầy đủ hệ thống quạt nước, máy phát điện dự phòng, đảm bảo vận hành
đúng kỹ thuật, không để xảy ra tình huống cá chết hàng loạt do thiếu dưỡng khí như
đã từng xảy ra trong những năm trước đây.
- Hướng dẫn các hộ thủy sản thực hiện tốt các biện pháp phòng, trị bệnh cho
cá nuôi trong thời điểm hiện nay theo hướng dẫn kỹ thuật của Trung tâm Dịch vụ
2
nông nghiệp huyện, đồng thời tập trung cải tạo, nâng cấp bờ vùng và các cống điều
tiết nước ao nuôi; kiểm tra gia cố vững chắc các lồng bè trên sông để sẵn sàng ứng
phó với điều kiện mưa bão, giông lốc... để bảo vệ tốt sản xuất thủy sản trong mùa
mưa lũ.
- Giao HTX nông nghiệp, HTX thủy sản tăng cường kiểm tra, xử lý nâng cấp
hệ thống kênh thủy lợi, các cống điều tiết nước cho các khu vực nuôi thủy sản; triển
khai vớt, thu gom bèo tây, rác thải, tháo dỡ vật cản...trên các sông thủy lợi nội đồng
và các kênh tiêu thoát nước. Đặc biệt đối với những hệ thống thủy lợi chuyên cung
cấp nước cho những vùng nuôi thủy sản tập trung yêu cầu phải sạch, đảm bảo an toàn
cho sản xuất ngành thủy sản.
- Tuyên truyền các hộ nông dân canh tác lúa tự giác thu gom vỏ bao bì đựng
thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng đưa vào thùng đựng đã bố trí đặt trên đồng theo
đúng quy định. Tuyệt đối không vứt bỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật xuống kênh,
mương, bờ ruộng...để đảm bảo an toàn môi trường sống cho cộng đồng và bảo vệ
nguồn nước cung cấp cho sản xuất ngành thủy sản.
- Giao cán bộ Địa chính- xây dựng- môi trường phối hợp với công an xã và
lực lượng công an viên kịp thời nắm bắt thông tin, tăng cường theo dõi, phát hiện
chính xác nguyên nhân khi có hiện tượng tôm, cá nuôi chết nhiều, chết bất thường
trên địa bàn để tham mưu cho UBND xã và các cơ quan chức năng có biện pháp
ngăn chặn, xử lý kịp thời.
2. Các cơ quan chuyên môn có liên quan của huyện:
2.1. Phòng Nông nghiệp và PTNT
Phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp tham mưu chỉ đạo kế hoạch phát
triển sản xuất và bảo vệ sản xuất ngành thủy sản đảm bảo kịp thời, đạt kết quả cao.
2.2. Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp
- Phối hợp với Phòng Nông nghiệp và PTNT chủ động tham mưu, đề xuất
các giải pháp để tăng cường chỉ đạo các địa phương thực hiện tốt công tác tuyên
truyền, hướng dẫn các hộ nuôi thủy sản thực hiện đầy đủ những biện pháp
phòng chống dịch bệnh, chống nắng nóng trong thủy sản, đảm bảo quản lý, bảo
vệ tốt các diện tích ao nuôi, các lồng bè nuôi cá ở thời điểm trước và trong mùa
mưa bão.
- Phối hợp với các UBND các xã, thị trấn vừa tăng cường công tác tập
huấn, hướng dẫn kỹ thuật cho các hộ nuôi thủy sản, vừa đảm bảo công tác
phòng chống bệnh dịch Covid- 19 theo quy định, đặc biệt lưu ý các quy trình
phòng, trị bệnh, phòng chống nắng nóng kịp thời, bảo vệ hiệu quả sản xuất
ngành thủy sản.
2.3. Đài phát thanh huyện
Phối hợp với các cơ quan chuyên môn có liên quan tăng cường thông tin
tuyên truyền về các biện pháp phòng trị bệnh cho cá nuôi và các biện pháp bảo vệ
sản xuất ngành thủy sản trước và trong mùa mưa bão.