1. Tại điểm cầu Hội trường tầng 3 - UBND huyện và Hội trường tầng 2
- Huyện ủy:
- Ban chấp hành Đảng bộ huyện khoá XXV;
- Thường trực HĐND huyện;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND huyện;
- Thành viên Ban chỉ đạo PCTT&TKCN huyện;
- Thành viên Ban chỉ đạo sản xuất huyện;
- Thủ trưởng các ngành có liên quan;
- Lãnh đạo, chuyên viên Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện;
- Lãnh đạo Văn phòng HĐND và UBND huyện;
(có danh sách thành phần đại biểu mời dự tại các điểm cầu huyện kèm theo)
2. Điểm cầu các xã, thị trấn:
- Thường trực Đảng uỷ; Thường trực HĐND; Lãnh đạo UBND xã, thị trấn;
- Giám đốc HTX dịch vụ NN;
- Một số thành viên Ban chỉ đạo PCTT&TKCN và cán bộ, công chức cấp
xã có liên quan.
Năm 2020, tại huyện Tứ Kỳ thiên tai không gây thiệt hại về người song có thiệt hại về tài sản. Năm 2021, dự báo các hình thái thời tiết cực đoan ở nước ta vẫn diễn biến phức tạp do ảnh hưởng của hiện tượng La Nina. Số lượng bão và áp thấp nhiệt đới dự báo có khả năng ảnh hưởng đến Việt Nam ở mức xấp xỉ trung bình nhiều năm (5-6 cơn ).
Đã có 7 lượt ý kiến tham luận tại hội nghị và một số điểm cầu, các đại biểu cho rằng, để chủ động giảm thiệt hại do thiên tai gây ra, các ngành và địa phương cần tiếp tục rà soát, đánh giá tác động, ảnh hưởng toàn diện của thiên tai, nhất là bão, lũ, lũ quét, sạt lở đất đến tất cả các khu vực để lồng ghép, điều chỉnh chiến lược, quy hoạch, kế hoạch; xây dựng các kịch bản phòng ngừa, ứng phó phù hợp theo hướng kết hợp đa mục tiêu, hạn chế tối đa việc gia tăng rủi ro thiên tai, thích ứng với đặc điểm của từng địa phương.
Xây dựng, củng cố, tập huấn nghiệp vụ cho lực lượng xung kích PCTT cấp cơ sở để chủ động ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai ngay từ giờ đầu.
Kết luận hội nghị, đồng chí Vũ Thị Hà nhấn mạnh, thời tiết khó lường, không theo quy luật; thiên tai ngày càng khốc liệt hơn, xuất hiện siêu bão, mưa lớn bất thường. Nếu không quan tâm công tác phòng, ứng phó thiên tai thì mọi hoạt động về phát triển kinh tế đều rất khó khăn. Do đó phải xây dựng phương án hiệu quả, xác định sống chung với bão, lũ, thiên tai song phải chế ngự được thiên tai.
Nâng cao nhận thức cho cộng đồng về phòng, chống rủi ro thiên tai, khuyến khích người dân tham gia.
Tăng cường năng lực PCTT-TKCN của các địa phương; xây dựng lực lượng nòng cốt, xung kích ở từng cấp độ, đi vào thực chất. Chuẩn bị đầy đủ phương tiện, nhân lực đáp ứng yêu cầu xử lý trong từng tình huống. Nắm chắc tình hình hiện trạng các công trình phòng, chống lụt bão.
Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số vào PCTT. Các cấp, ngành tự dự báo các tình huống, từ đó xây dựng phương án, kế hoạch phù hợp, sát thực, tăng hiệu quả ứng phó với thiên tai.