CƠ CẤU TỔ CHỨC
Cơ cấu, tổ chức, chức năng nhiệm vụ của cán bộ công chức xã Quảng Nghiệp (cập nhật 4/4/2023)
04/04/2023 12:00:00

A. BẢN ĐỒ XÃ QUẢNG NGHIỆP

 

B. CƠ CẤU, TỔ CHỨC CÁN BỘ, CÔNG CHỨC XÃ QUẢNG NGHIỆP (cập nhật 4/4/2023)

TT

Họ và tên

Chức vụ

SĐT

Email

1

Vũ Chí Mạnh

HUV, BTĐU, CT UBND

0979872067

vuchimanh@haiduong.gov.vn

2

Nguyễn Quang Vinh

CT HĐND, PBTTTĐU

0979741711

nguyenquangvinh1972@haiduong.gov.vn

3

Trần Đình Thắng

PCT UBND

0982147848

trandinhthang@haiduong.gov.vn

4

Nguyễn Văn Khạnh

PCT HĐND

09849985875

nguyenvankhanh1967@haiduong.gov.vn

5

Phạm Quang Thắng

Chủ tịch MTTQ

0969412670

phamquangthang@haiduong.gov.vn

6

Phạm Xuân Quang

Chủ tịch CCB

0358739735

phamxuanquang@haiduong.gov.vn

7

Nguyễn Thị Minh Tâm

Chủ tịch Hội PN

0338414865

nguyent.minhtam@haiduong.gov.vn

8

Nguyễn Thị Phương

Bí thư đoàn TN

0973933527

nguyenthiphuong@haiduong.gov.vn

9

Trịnh Minh Thuấn

CC Tư pháp-Hộ tịch

0989647493

trinhminhthuan@haiduong.gov.vn

10

Phạm Quang Khoa

Chủ tịch Hội ND

0982219017

phamquangkhoa@haiduong.gov.vn

11

Nguyễn Văn Thép

CC VP ĐU-Nội vụ

0972382513

nguyenvanthep@haiduong.gov.vn

12

Phạm Quang Hưởng

CC VP - Thống kê

0978163122

phamquanghuong@haiduong.gov.vn

13

Trần Thị Nga

CC Văn hóa TT

0979328501

tranthinga@haiduong.gov.vn

14

Trần Văn Sức

CHT Quân sự

0963984384

tranvansuc@haiduong.gov.vn

15

Nguyễn Đình Tâm

CC LĐTBXH

0989818754

nguyendinhtam@haiduong.gov.vn

16

Nguyễn Trung Kiên

CC Tư pháp-Hộ tịch

0345358970

nguyentrungkien@haiduong.gov.vn

17

Nguyễn Văn Thành

CC Địa chính

0985893233

nguyenvanthanh@haiduong.gov.vn

18

Nguyễn Xuân Mạnh

CC KT-TC

0982645469

nguyenxuanmanhqn@haiduong.gov.vn

* CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ

I. Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của cán bộ, công chức, hợp đồng lao động xã Quảng Nghiệp

1. Trách nhiệm chung.

a) Tích cực chủ động tham gia các công việc chung của UBND, tham dự đầy đủ các phiên họp, cùng tập thể quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ và quyền hạn; tổ chức chỉ đạo thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước; kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Tăng cường kiểm tra, đôn đốc cán bộ, công chức, người lao động, cán bộ không chuyên trách, trưởng thôn, hoàn thành nhiệm vụ. Thường xuyên học tập, nâng cao trình độ, nghiên cứu, đề xuất với cấp có thẩm quyền về chủ trương, chính sách đang thi hành tại địa phương.

b) Không được nói và làm trái các nghị quyết của Đảng ủy, HĐND, quyết định, chỉ thị của UBND và các văn bản chỉ đạo của các cơ quan Nhà nước cấp trên. Trường hợp có ý kiến khác thì vẫn phải chấp hành, nhưng được trình bày ý kiến với Đảng ủy, HĐND - UBND, Chủ tịch UBND.

e) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành và do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao.

2. Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Chủ tịch.

a) Phụ trách chung về các nhiệm vụ, các lĩnh vực của UBND trên địa bàn xã. Lãnh đạo và điều hành phân công công tác của UBND, chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 36 Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015. Chịu trách nhiệm trước UBND huyện, Đảng uỷ và HĐND về quản lý Nhà nước trên địa bàn.

b) Tổ chức thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, quyết định của cơ quan Nhà nước cấp trên và Đảng ủy, Hội đồng nhân dân xã. Triệu tập và chủ trì các phiên họp của UBND, chỉ đạo các hoạt động đối nội, đối ngoại. Trực tiếp chỉ đạo các lĩnh vực an ninh - quốc phòng, kế hoạch quy hoạch đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, tài chính.

c) Áp dụng các biện pháp nhằm cải tiến lề lối làm việc, quản lý và điều hành bộ máy hành chính hoạt động có hiệu quả. Chỉ đạo và áp dụng các biện pháp để giải quyết các công việc đột xuất, khẩn cấp trong phòng chống thiên tai, cháy, nổ, dịch bệnh, an ninh, trật tự.

d) Chủ trì các phiên họp và các hội nghị khác của UBND. Khi vắng mặt uỷ quyền cho Phó chủ tịch chủ trì thay.

e) Tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch công tác, phân công nhiệm vụ, đôn đốc, kiểm tra các thành viên UBND và các cán bộ, công chức chuyên môn, hợp đồng lao động, cán bộ không chuyên trách, trưởng thôn, Chủ tịch hội đồng quản trị Quỹ tín dụng nhân dân, Chủ tịch HĐQT, giám đốc HTX nông nghiệp trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.

g) Quyết định những vấn đề quan trọng, liên quan đến nội dung công việc, những vấn đề đột xuất, phức tạp trên địa bàn, những vấn đề còn có ý kiến khác nhau hoặc vượt quá thẩm quyền của phó chủ tịch và thành viên UBND.
h) Ký ban hành các văn bản thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật và hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành các văn bản đó ở địa phương.

i) Thường xuyên trao đổi công tác với Thường vụ Đảng uỷ, Thường trực HĐND, Chủ tịch MTTQ và người đứng đầu các ban ngành, đoàn thể phối hợp thực hiện các nhiệm vụ công tác. Nghiên cứu, tiếp thu về các đề xuất của MTTQ và các đoàn thể nhân dân đối với công tác của UBND, tạo điều kiện để các đoàn thể hoạt động có hiệu quả.

k) Thực hiện việc tiếp dân, xem xét, giải quyết các khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của nhân dân theo quy định của pháp luật. Thực hiện việc bố trí sử dụng lao động, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức theo phân cấp quản lý.
3. Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Phó chủ tịch.

a) Trực tiếp phụ trách thôn Mạc về các nhiệm vụ, lĩnh vực thuộc UBND xã.
Thực hiện các nhiệm vụ theo sự phân công của Chủ tịch và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch về thực hiện nhiệm vụ được giao, chỉ đạo khối nội chính và chịu trách nhiệm tập thể về toàn bộ hoạt động của UBND trước Đảng uỷ, HĐND và UBND huyện. Đối với những vấn đề vượt quá phạm vi thẩm quyền phải báo cáo Chủ tịch quyết định. Cùng các thành viên khác của UBND chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của UBND.

b) Ký các loại văn bản thông báo, công văn, giấy mời, các loại giấy tờ có liên quan đến nhiệm vụ được giao và văn bản gửi lên cấp trên được Chủ tịch UBND ủy quyền trực tiếp cụ thể từng công việc. 

c) Giải quyết các vấn đề trong hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX. Giúp Chủ tịch kiểm tra, giám sát HTX, các khoản thu, chi theo kế hoạch, trình thường trực UBND về các Đề án xây dựng cơ bản ở các thôn thuộc thẩm quyền của xã. 
d) Kiểm tra, đôn đốc, cán bộ, công chức, hợp đồng lao động, cán bộ không chuyên trách, trưởng thôn, Chủ tịch HĐQT, Giám đốc HTX, các tổ chức kinh tế thực hiện các chủ trương, chính sách và pháp luật thuộc lĩnh vực được giao.
e) Tham mưu xây dựng các kế hoạch về hoạt động văn hóa - thể thao. Xét duyệt trình Chủ tịch Đề án về nhiệm vụ hoạt động phát triển phong trào văn hoá - xã hội; Đề án về y tế, giáo dục thuộc thẩm quyền.

g) Kiểm tra đôn đốc mọi hoạt động trong lĩnh vực VH - XH trên địa bàn quản lý.
h) Phụ trách các bộ phận chuyên môn, hoạt động của Ban giám hiệu các trường; Trưởng, phó trạm y tế và công việc do Chủ tịch UBND ủy nhiệm khi đi vắng.
i) Khi giải quyết công việc, nếu có vấn đề liên quan đến phạm vi và trách nhiệm giải quyết công việc của thành viên khác UBND thì chủ động trao đổi, phối hợp với thành viên đó để thống nhất cách giải quyết, nếu vẫn còn ý kiến khác nhau thì báo cáo Chủ tịch quyết định.

4. Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của thành viên UBND xã 

a) Được Chủ tịch Ủy ban nhân dân phân công phụ trách lĩnh vực cụ thể và chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân về việc thực
hiện nhiệm vụ được giao; cùng các thành viên khác của Ủy ban nhân dân chịu
trách nhiệm tập thể về hoạt động của Ủy ban nhân dân; báo cáo công tác trước
Hội đồng nhân dân khi được yêu cầu.

b) Thành viên Ủy ban nhân dân là người đứng đầu cơ quan chuyên môn
thuộc Ủy ban nhân dân chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước cơ quan quản
lý nhà nước cấp trên về ngành, lĩnh vực.

c) Tham dự đầy đủ các phiên họp Ủy ban nhân dân; thảo luận và biểu
quyết những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân.
Điều 5. Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của cán bộ, công
chức, hợp đồng lao động.

a) Giúp UBND và Chủ tịch UBND thực hiện chức năng quản lý nhà nước
ở địa phương, đảm bảo sự thống nhất quản lý theo lĩnh vực chuyên môn, chịu
trách nhiệm trước Chủ tịch UBND xã và cơ quan chuyên môn cấp huyện về lĩnh
vực được phân công.

b) Nêu cao tinh thần trách nhiệm, chủ động giải quyết công việc được
giao, tận tuỵ phục vụ nhân dân, không gây phiền hà cho dân. Nếu vấn đề giải
quyết vượt quá thẩm quyền phải kịp thời báo cáo Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch
UBND để xin ý kiến.

c) Chấp hành sự phân công công tác của Chủ tịch UBND; giải quyết kịp
thời công việc theo đúng chức năng, nhiệm vụ được giao, không để tồn đọng, ùn
tắc; chấp hành nghiêm chỉnh quy định của pháp luật và nội quy của cơ quan.
d) Không chuyển công việc thuộc phạm vi trách nhiệm cá nhân lên Chủ
tịch, Phó chủ tịch hoặc tự ý chuyển cho cán bộ, công chức khác; trong trường
hợp nội dung công việc có liên quan đến cán bộ, công chức khác thì phải chủ
động phối hợp và kịp thời báo cáo Chủ tịch, Phó chủ tịch xử lý.

e) Chịu trách nhiệm bảo quản, gìn giữ hồ sơ tài liệu liên quan đến công tác
chuyên môn; tổ chức sắp xếp, lưu trữ tài liệu có hệ thống phục vụ cho công tác
lâu dài của UBND; thực hiện chế độ báo cáo đảm bảo kịp thời, chính xác tình
hình về lĩnh vực công việc mình phụ trách theo quy định của Chủ tịch UBND.
1. Văn Phòng- Thống kê:

1.1. Văn Phòng- Thống kê (làm công tác Văn phòng - Thống kê, thủ quỹ)
a) Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ,
quyền hạn của Ủy ban nhân dân trong các lĩnh vực: Văn phòng, thống kê, cải
cách hành chính; thực hiện cơ chế “một cửa” và “một cửa liên thông”, xây dựng
chính quyền điện tử; kiểm soát thủ tục hành chính, cải cách thủ tục hành chính
tiếp dân, tiếp khách của Ủy ban nhân dân.

b) Xây dựng và theo dõi việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác,
lịch làm việc định kỳ và đột xuất của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng
nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân;

c) Giúp Thường trực Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tổ chức các
kỳ họp; chuẩn bị các điều kiện phục vụ các kỳ họp và các hoạt động của Hội
đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã;

d) Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức tiếp dân và chuẩn bị
nội dung, địa điểm; thực hiện công tác văn thư, lưu trữ, tập hợp; nhận đơn thư
khiếu nại, tố cáo và chuyển đến Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân
dân xem xét, giải quyết theo thẩm quyền; tổng hợp, theo dõi, báo cáo việc thực
hiện quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân cấp xã và thực hiện quy chế dân chủ
ở cơ sở theo quy định của pháp luật;

e) Chủ trì, phối hợp với công chức khác xây dựng và theo dõi việc thực
hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; tổng hợp, thống kê, báo cáo tình hình
phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ và các hoạt động kinh tế - xã hội;
dự thảo các văn bản theo yêu cầu của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng
nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân. Quản lý cơ sở vật chất,
trang thiết bị trong trụ sở.

1.2. Văn Phòng- Thống kê (làm công tác Văn phòng Đảng ủy - Nội vụ).
a) Thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo Quy chế hoạt động của BCH Đảng
bộ xã khóa XXV. Thực hiện các nhiệm vụ về công tác nội vụ của UBND, công tác thi đua khen thưởng,, kỷ luật theo quy định của pháp luật. Đôn đốc chuyên môn chấp hành nghiêm thời gian làm việc.

b) Phụ trách thường trực về công tác CCHC, có trách nhiệm giúp UBND
xã tổ chức triển khai, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc tổ chức thực hiện nhiệm
vụ công tác CCHC. Chủ trì đăng tải tài liệu kiểm chứng xác định chỉ số CCHC;
theo dõi, đôn đốc, tổng hợp báo cáo việc thực hiện Chỉ số CCHC; triển khai các
nhiệm vụ cải cách tổ chức bộ máy và cải cách công vụ.

2. Tài chính - Kế toán.

a) Xây dựng dự toán thu chi ngân sách trình cấp có thẩm quyền phê duyệt,
tổ chức thực hiện dự toán thu chi ngân sách, quyết toán ngân sách, kiểm tra hoạt
động tài chính khác.

b) Thực hiện quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản, tài sản công.
Tham mưu cho UBND khai thác các nguồn thu đúng quy định pháp luật. Chi
tiền theo lệnh chuẩn chi, thực hiện theo quy định về quản lý quỹ tiền mặt và giao
dịch với cơ quan tài chính cấp trên và kho bạc về xuất, nhập quỹ. Báo cáo tài
chính, ngân sách đúng quy định.

c) Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch và tập thể UBND - HĐND trong
lĩnh vực tài chính, tiền tệ, thu - chi ngân sách hàng năm đúng luật ngân sách.
3. Tư pháp - Hộ tịch.

3. 1. Công chức Tư pháp - Hộ tịch (Tư pháp 1)

a) Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền
hạn của Ủy ban nhân dân xã trong lĩnh vực hộ tịch trên địa bàn theo quy định
của pháp luật. Chứng nhận và theo dõi về quốc tịch, nuôi con nuôi; xây dựng và
quản lý cơ sở dữ liệu, cập nhật phần mềm dữ liệu về hộ tịch trên địa bàn.
b) Thẩm tra, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân
dân và Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết
định; tham gia công tác thi hành án dân sự trên địa bàn;

c) Phối hợp, tham mưu xử lý vi phạm hành chính; giải quyết đơn thư phản
ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo. Thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ
chế “một cửa”, một cửa liên thông; thực hiện dịch vụ công mức độ 3, 4. Hoàn
thiện hồ sơ đề nghị cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em, kịp thời tổng hợp báo tăng,
giảm thẻ bảo hiểm y tế theo quy định.

d) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành
và do Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã giao.

3. 2. Công chức Tư pháp - Hộ tịch (Tư pháp 2)

a) Phổ biến, giáo dục pháp luật; quản lý tủ sách pháp luật, xây dựng xã đạt
chuẩn tiếp cận pháp luật; tổ chức phục vụ nhân dân nghiên cứu pháp luật; theo
dõi việc thi hành pháp luật và tổ chức lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn xã trong
việc tham gia xây dựng pháp luật;

b) Thực hiện nhiệm vụ công tác chứng thực; phối hợp với công chức Văn
hóa - Xã hội hướng dẫn xây dựng hương ước, quy ước ở thôn và công tác giáo
dục tại địa bàn. Chủ trì, phối hợp với công chức khác, trưởng thôn, MTTQ thực
hiện công tác hòa giải ở cơ sở;

c) Cập nhật các phần mềm dữ liệu chứng thực hợp đồng, một cửa, thống
kê ngành tư pháp; chứng thực điện tử; trực tiếp và hướng dẫn công dân thực
hiện dịch vụ công mức độ 3, 4.

d) Cập nhật, đăng tải, niêm yết đầy đủ, kịp thời TTHC; trực tiếp đăng tải
tài liệu kiểm chứng lĩnh vực Tư pháp-Hộ tịch để xác định chỉ số CCHC.
g) Thống kê và quản lý cơ sở dữ liệu theo các lĩnh vực trên địa bàn;
h) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên
ngành và thực hiện công tác tiếp dân do Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã giao.
4. Địa chính - Nông nghiệp - Xây dựng và Môi trường

4.1. Công chức Địa chính - Xây dựng và Môi trường (Địa chính 1)

a) Tham mưu, giúp UBND xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của
UBND xã trong các lĩnh vực: Đất đai, địa giới hành chính, tài nguyên, môi
trường, xây dựng. Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ sau:

b) Thu thập thông tin, tổng hợp số liệu, lập các tài liệu và xây dựng các
báo cáo về đất đai, địa giới hành chính, tài nguyên, công tác quy hoạch, xây
dựng, đô thị trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

c) Tổ chức vận động nhân dân áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào
sản xuất, bảo vệ môi trường trên địa bàn.

d) Tham gia giám sát về kỹ thuật các công trình xây dựng thuộc thẩm quyền quản lý của UBND xã.

g) Chủ trì, phối hợp với công chức khác thực hiện các thủ tục hành chính
trong việc tiếp nhận hồ sơ và thẩm tra để xác minh nguồn gốc, hiện trạng đăng
ký sử dụng đất đai, tình trạng tranh chấp đất đai, biến động về đất đai trên địa
bàn; xây dựng các hồ sơ, văn bản về đất đai và việc cấp phép cải tạo, xây dựng
các công trình, nhà ở trên địa bàn để Chủ tịch UBND xã quyết định hoặc báo
cáo UBND trên xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật.

h) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên
ngành và do Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã giao.

4.2 Công chức Địa chính- Nông nghiệp (Địa chính 2)

a) Tham mưu, giúp UBND xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của
UBND xã trong các lĩnh vực giao thông, nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới
trên địa bàn theo quy định của pháp luật. Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ sau:
b) Thu thập thông tin, tổng hợp số liệu, lập các tài liệu và xây dựng các
báo cáo về môi trường và đa dạng sinh học, công tác giao thông, nông nghiệp
và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
c) Tổ chức vận động nhân dân áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào
sản xuất, bảo vệ môi trường trên địa bàn. Quản lý hoạt động tiêu chuẩn, đo
lường, chất lượng (ISO) theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Sở Khoa
học và Công nghệ.

d) Cập nhật, đăng tải, niêm yết đầy đủ, kịp thời TTHC; trực tiếp đăng tải
tài liệu kiểm chứng lĩnh vực Địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường
để xác định chỉ số CCHC.

g) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên
ngành và do Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã giao.

5. Văn hóa - Xã hội.

4.1. Văn hóa - Thông tin

a) Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn
của Ủy ban nhân dân trong các lĩnh vực: Văn hóa, thể dục thể thao, thông
tin, truyền thông, y tế, giáo dục, tín ngưỡng - tôn giáo, theo quy định của pháp luật;
trực tiếp tham mưu việc quản lý, tổ chức hoạt động cổng thông tin điện tử xã.
b) Tổ chức, theo dõi và báo cáo về các hoạt động văn hóa, thể dục,
thể thao, y tế và giáo dục trên địa bàn; tổ chức thực hiện việc xây dựng đời sống
văn hóa ở cộng đồng dân cư và xây dựng gia đình văn hóa;

c) Thực hiện các nhiệm vụ thông tin, truyền thông về tình hình kinh tế -
xã hội ở địa phương. Quản lý đài truyền thanh, chuẩn bị típ chữ, loa máy, cờ hoa
phục vụ các ngày lễ, tết, các hội nghị của Đảng, chính quyền, MTTQ và các ban
ngành, đoàn thể.

d) Chủ trì, phối hợp với công chức khác và trưởng thôn, xây dựng hương
ước, quy ước ở thôn và thực hiện công tác giáo dục tại địa bàn xã. Quản lý cơ sở
vật chất và các điều kiện phuc vụ các hoạt động tổ chức tại nhà văn hóa trung tâm.
4.2. Lao động thương binh và xã hội.

Thống kê dân số, lao động, việc làm, ngành nghề trên địa bàn; theo dõi,
tổng hợp, báo cáo về số lượng và tình hình biến động các đối tượng chính sách
lao động, thương binh và xã hội; theo dõi, đôn đốc việc thực hiện và chi trả các
chế độ đối với người hưởng chính sách xã hội và người có công; quản lý nghĩa
trang liệt sĩ và các công trình ghi công liệt sĩ; thực hiện các hoạt động bảo trợ
xã hội và chương trình xóa đói, giảm nghèo; lao động, thương binh, xã hội.
6. Trưởng Công an xã, thành viên UBND.

a) Trực tiếp phụ trách thôn Ngái về các nhiệm vụ, lĩnh vực thuộc UBND xã.
Tham mưu, đề xuất với Đảng uỷ, UBND và cơ quan Công an cấp trên quyết
định chủ trương, biện pháp, kế hoạch đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội và
tổ chức thực hiện các quyết định đó; tiếp nhận, phân loại, xử lý các vụ việc có
dấu hiệu vi phạm pháp luật về ANTT, an toàn xã hội trên địa bàn xã.
b) Tham mưu, đề xuất với Đảng uỷ, UBND về chủ trương, kế hoạch, nội
dung, hình thức, biện pháp hoạt động, duy trì và đẩy mạnh phong trào toàn dân
bảo vệ an ninh Tổ quốc; tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức, trách nhiệm
bảo vệ an ninh Tổ quốc cho nhân dân.

c) Tham mưu cho UBND xã và tổ chức thực hiện quy định của pháp luật về
quản lý, giáo dục các đối tượng phải chấp hành hình phạt, cải tạo không giam giữ,
người bị kết án treo cư trú trên địa bàn xã; quản lý người được đặc xá, người được
tha tù trước thời hạn, người sau cai nghiện ma tuý và người chấp hành xong hình
phạt tù thuộc diện phải tiếp tục quản lý theo quy định của pháp luật.
d) Thực hiện các quy định quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội:
đăng ký, quản lý cư trú, quản lý người nước ngoài cư trú trên địa bàn xã; phối
hợp thực hiện cấp, phát thẻ CCCD; phối hợp các cơ quan, ban, ngành của xã
quản lý Nhà nước về dân cư; quản lý về an ninh trật tự đối với các ngành, nghề
kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật; quản lý vũ khí, vật liệu nổ,
công cụ hỗ trợ; tổ chức thực hiện quản lý công tác phòng cháy, chữa cháy và
cứu nạn cứu hộ, ứng phó với sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn và các lĩnh
vực khác về ANTT trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật và Bộ Công an.
e) Xử phạt vi phạm hành chính, lập hồ sơ đề nghị áp dụng các biện pháp
xử lý hành chính khác đối với người vi phạm pháp luật trên địa bàn xã theo quy
định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Công an.

g) Tổ chức tuần tra, kiểm soát, giữ gìn trật tự công cộng, trật tự giao
thông, giải quyết các vụ gây rối trật tự theo quy định, bảo vệ an toàn các sự kiện,
hoạt động diễn ra trên địa bàn xã theo phương án, kế hoạch đã được cấp có thẩm
quyền phê duyệt.

h) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và nhiệm vụ
khác thuộc chức năng của Công an xã do Công an cấp trên, Đảng uỷ và UBND xã giao.
7. Chỉ huy trưởng BCHQS, thành viên UBND.

a) Trực tiếp phụ trách thôn Gồm về các nhiệm vụ, lĩnh vực thuộc UBND xã.
Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn
của Ủy ban nhân dân trong lĩnh vực quốc phòng, quân sự địa phương trên địa
bàn theo quy định của pháp luật.

b) Thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật về dân quân tự vệ,
quốc phòng toàn dân, nghĩa vụ quân sự và các văn bản có liên quan của cơ quan
có thẩm quyền. Phối hợp với Công an trong việc đảm bảo an ninh trật tự

C. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA MTTQ VÀ CÁC ĐOÀN THỂ XÃ

1.Ủy ban Mặt trận Tổ quốc

1- Chức năng

Cơ quan chuyên trách của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc có chức năng tham mưu, giúp việc cho Ủy ban Mặt trận Tổ quốc mà trực tiếp, thường xuyên là ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp lãnh đạo, chỉ đạo công tác mặt trận; đồng thời là cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ về công tác mặt trận theo quy định của Luật Mặt trận và Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

2- Nhiệm vụ

2.1-Nghiên cứu, đề xuất

- Chủ trương, nghị quyết, chương trình phối hợp và thống nhất hành động, kế hoạch công tác của ban thường tực và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp theo yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của địa phương và chỉ đạo của ban thường trực, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp trên. Tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh. Tham gia thực hiện dân chủ, giám sát và phản biện xã hội theo quy định.

- Sơ kết, tổng kết công tác mặt trận và các cuộc vận động, các phòng trào thi đua theo phân công, phân cấp.

2.2- Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát

- Các chủ trương, nghị quyết, chương trình phối hợp và thống nhất hành động, kế hoạch công tác của ủy ban và ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp.

- Chương trình phối hợp tuyên truyền, vận động nhân dân phát huy quyền làm chủ, thực hiện đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân.

- Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, quy định của Đảng và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan theo phân công, phân cấp.

2.3- Giúp ủy ban và ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp quản lý, điều hành, đảm bảo điều kiện hoạt động của cơ quan, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức và người lao động có phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ chuyên môn, năng lực và kỹ năng công tác; xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh.

2.4- Thực hiện nhiệm vụ khác do ủy ban và ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc giao.

2. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

1- Chức năng

Các cơ quan chuyên trách của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, có chức năng tham mưu, giúp việc cho ban chấp hành mà trực tiếp, thường xuyên là ban thường vụ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cùng cấp lãnh đạo, chỉ đạo công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi; đồng thời là cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ về công tác đoàn theo quy định của Luật Thanh niên và Điều lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

2- Nhiệm vụ

2.1- Nghiên cứu, đề xuất

- Chủ trương, nghị quyết, chương trình phối hợp, kế hoạch công tác của ban chấp hành, ban thường vụ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cùng cấp và phong trào thanh thiếu nhi theo yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của địa phương và chỉ đạo của tổ chức đoàn cấp trên. Tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh. Tham gia giám sát và phản biện xã hội theo quy định.

- Sơ kết, tổng kết công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi theo phân công, phân cấp.

2.2- Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát

- Các chủ trương, nghị quyết, chương trình phối hợp, kế hoạch công tác của ban chấp hành, ban thường vụ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cùng cấp; nghiệp vụ công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi theo phân công, phân cấp.

- Tuyên truyền, phổ biến, vận động đoàn viên, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng thực hiện đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ công tác đoàn.

- Điều lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, quy định của Đảng và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan theo phân công, phân cấp.

3. Hội nông dân

1- Chức năng

Các cơ quan chuyên trách của hội nông dân, có chức năng tham mưu, giúp việc cho ban chấp hành mà trực tiếp, thường xuyên là ban thường vụ hội nông dân cùng cấp lãnh đạo, chỉ đạo công tác hội; đồng thời là cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ về công tác hội theo quy định của Điều lệ Hội Nông dân Việt Nam.

2-Nhiệm vụ

2.1- Nghiên cứu, đề xuất

- Chủ trương, nghị quyết, chương trình phối hợp, kế hoạch công tác của ban chấp hành, ban thường vụ hội nông dân cùng cấp và phong trào nông dân theo yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của địa phương và chỉ đạo của hội cấp trên. Tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh. Tham gia giám sát và phản biện xã hội theo quy định.

- Các chế độ, chính sách liên quan đến quyền, lợi ích, nhiệm vụ của hội và cán bộ,

- Sơ kết, tổng kết công tác hội và phong trào nông dân theo phân công, phân cấp.

2.2- Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát

- Các chủ trương, nghị quyết, chương trình phối hợp, kế hoạch công tác của ban chấp hành, ban thường vụ hội nông dân cùng cấp; nghiệp vụ công tác hội theo phân công, phân cấp.

- Tuyên truyền, phổ biến, vận động hội viên thực hiện đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ của tổ chức hội.

- Điều lệ Hội Nông dân, quy định của Đảng và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan theo phân công, phân cấp.

2.3- Giúp ban thường vụ và thường trực Hội Nông dân cùng cấp quản lý, điều hành, bảo đảm điều kiện hoạt động của cơ quan, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức và người lao động có phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ, năng lực, kỹ năng công tác; xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh.

2.4- Thực hiện các nhiệm vụ khác do ban thường vụ và thường trực cùng cấp giao.

4. Hội liên hiệp phụ nữ

1- Chức năng

Các cơ quan chuyên trách của hội liên hiệp phụ nữ có chức năng tham mưu, giúp việc cho ban chấp hành mà trực tiếp, thường xuyên là ban thường vụ hội liên hiệp phụ nữ cùng cấp lãnh đạo, chỉ đạo công tác hội, đồng thời là cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ về công tác hội theo quy định của Điều lệ Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.

2- Nhiệm vụ

2.1- Nghiên cứu, đề xuất

- Chủ trương, nghị quyết, chương trình phối hợp, kế hoạch công tác của ban chấp hành, ban thường vụ hội liên hiệp phụ nữ cùng cấp và phong trào phụ nữ theo yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của địa phương và chỉ đạo của hội cấp trên. Tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh. Tham gia giám sát và phản biện xã hội theo quy định.

- Sơ kết, tổng kết công tác hội và phong trào phụ nữ theo phân công, phân cấp.

2.2- Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát

- Các chủ trương, nghị quyết, chương trình phối hợp, kế hoạch công tác của ban chấp hành, ban thường vụ hội liên hiệp phụ nữ cùng cấp; nghiệp vụ công tác hội theo phân công, phân cấp.

- Tuyên truyền, phổ biến, vận động hội viên thực hiện đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ của tổ chức hội.

- Điều lệ Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, quy định của Đảng và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan theo phân công, phân cấp.

2.3- Giúp ban thường vụ và thường trực hội liên hiệp phụ nữ cùng cấp quản lý, điều hành, bảo đảm điều kiện hoạt động của cơ quan, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức và người lao động có phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ, năng lực, kỹ năng công tác; xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh.

2.4- Thực hiện các nhiệm vụ khác do ban thường vụ và thường trực cùng cấp giao.

5. Hội cựu chiến binh

1- Chức năng

Các cơ quan chuyên trách của hội cựu chiến binh, có chức năng tham mưu, giúp việc cho ban chấp hành mà trực tiếp, thường xuyên là ban thường vụ hội liên hiệp phụ nữ cùng cấp lãnh đạo, chỉ đạo công tác hội, đồng thời là cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ về công tác hội theo Pháp lệnh Cựu chiến binh và Điều lệ Hội Cựu Chiến binh Việt Nam.

2- Nhiệm vụ

2.1- Nghiên cứu, đề xuất

- Chủ trương, nghị quyết, chương trình phối hợp, kế hoạch công tác của ban chấp hành, ban thường vụ hội cựu chiến binh cùng cấp và phong trào cựu chiến binh theo yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của địa phương và chỉ đạo của hội cấp trên. Tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh. Tham gia giám sát và phản biện xã hội theo quy định.

- Sơ kết, tổng kết công tác hội và phong trào cựu chiến binh theo phân công, phân cấp.

2.2- Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát

- Các chủ trương, nghị quyết, chương trình phối hợp, kế hoạch công tác của ban chấp hành, ban thường vụ hội cựu chiến binh cùng cấp; nghiệp vụ công tác hội theo phân công, phân cấp.

- Tuyên truyền, phổ biến, vận động hội viên thực hiện đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ của tổ chức hội.

- Điều lệ Hội Cựu chiến binh Việt Nam, quy định của Đảng và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan theo phân công, phân cấp.

2.3- Giúp ban thường vụ và thường trực hội cựu chiến binh cùng cấp quản lý, điều hành, bảo đảm điều kiện hoạt động của cơ quan, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức và người lao động có phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ, năng lực, kỹ năng công tác; xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh.

2.4- Thực hiện các nhiệm vụ khác do ban thường vụ và thường trực cùng cấp giao.

D. KHỐI ĐẢNG XÃ QUẢNG NGHIỆP

I. CHỨC NĂNG

Đảng bộ xã Quảng Nghiệp là hạt nhân chính trị ở cơ sở; chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; đề ra chủ trương, nhiệm vụ chính trị của địa phương và lãnh đạo thực hiện có hiệu quả; chủ động và phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan để xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh giàu đẹp, văn minh.

II. NHIỆM VỤ

1. Lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh

1.1 Lãnh đạo thực hiện các chủ trương, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh theo nghị quyết đại hội đảng bộ xã và của cấp trên; không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; tuyên truyền, vận động nhân dân làm tròn nghĩa vụ công dân đối với đất nước.

1.2 Lãnh đạo chính quyền thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật; cải cách hành chính, tạo môi trường thuận lợi để các thành phần kinh tế phát triển; quản lý, sử dụng có hiệu quả tài nguyên, đất đai, khoáng sản, ngân sách, các khoản đóng góp của nhân dân và các nguồn hỗ trợ khác để phát triển kinh tế, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, kinh tế - xã hội; thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ, thiên tai, dịch bệnh, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; thực hiện các chính sách an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo…; xây dựng nông thôn mới giàu đẹp, đô thị hiện đại, văn minh.

1.3 Lãnh đạo thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thực hiện tốt phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra"; tăng cường kỷ cương, kỷ luật; giám sát mọi hoạt động ở cơ sở theo đúng đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

1.4 Lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quốc phòng toàn dân, công tác quân sự địa phương và chính sách hậu phương quân đội; giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn.

2 Lãnh đạo công tác chính trị, tư tưởng

2.1 Thường xuyên giáo dục, bồi dưỡng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Quảng Nghiệp; đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Quảng Nghiệp trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Phát huy truyền thống yêu nước trong các tầng lớp nhân dân; xây dựng tình đoàn kết, gắn bó, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau; xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh ở khu dân cư và trong từng gia đình. Tuyên truyền, nhân rộng gương người tốt, việc tốt và những điển hình tiên tiến.

2.2 Quán triệt, tổ chức thực hiện, kiểm tra việc chấp hành nghị quyết, chỉ thị và văn bản của các cấp ủy đảng; thực hiện nền nếp việc bồi dưỡng lý luận, cập nhật kiến thức mới cho cán bộ, đảng viên; tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các nhiệm vụ của địa phương; kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của cán bộ, đảng viên và nhân dân để giải quyết theo thẩm quyền hoặc đề xuất cấp ủy cấp trên giải quyết.

2.3 Lãnh đạo cán bộ, đảng viên và nhân dân đấu tranh chống các quan điểm sai trái, hành vi nói, viết và làm trái với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Chủ động phòng, chống âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch; ngăn chặn, đẩy lùi những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Thực hiện nghiêm cơ chế kiểm tra, giám sát của tổ chức đảng, giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và của nhân dân về phẩm chất, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên; chống tư tưởng cơ hội, thực dụng, cục bộ, bè phái, gia trưởng, dòng họ, bảo thủ và các tệ nạn xã hội.

3. Lãnh đạo xây dựng đảng bộ, chi bộ và công tác tổ chức, cán bộ

3.1 Đề ra chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp xây dựng đảng bộ, chi bộ trong sạch, vững mạnh, gắn với xây dựng, củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên. Chủ động đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác.

3.2 Thực hiện nghiêm các nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt đảng, quy chế, quy định, hướng dẫn của cấp trên; nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng bộ, chi bộ và cấp ủy bảo đảm tính lãnh đạo, tính giáo dục, tính chiến đấu; chú trọng công tác bảo vệ chính trị nội bộ; thực hiện chế độ đảng phí theo quy định.

3.3 Cấp ủy thực hiện công tác tổ chức, cán bộ theo phân cấp, bảo đảm đúng nguyên tắc, quy trình, thủ tục quy định. Tích cực tạo nguồn cán bộ tại chỗ và chuẩn hóa về trình độ chuyên môn, lý luận chính trị đối với cán bộ, công chức; giới thiệu người đủ tiêu chuẩn, có uy tín để bầu giữ chức vụ chủ chốt các tổ chức trong hệ thống chính trị ở cơ sở; tham gia ý kiến lựa chọn, giới thiệu cán bộ vào các cơ quan lãnh đạo ở cấp trên khi được yêu cầu. Lãnh đạo thực hiện tốt chủ trương bí thư chi bộ đồng thời là trưởng thôn.

3.4. Tăng cường các biện pháp quản lý, giáo dục, rèn luyện, nâng cao vai trò tiên phong, gương mẫu của đảng viên. Làm tốt công tác tạo nguồn và phát triển đảng viên, chú trọng đối tượng là đoàn viên thanh niên, quần chúng ưu tú ở khu dân cư và các doanh nghiệp đóng trên địa bàn.

4. Lãnh đạo công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng

4.1 Đảng ủy, ban thường vụ đảng ủy lãnh đạo, chỉ đạo, xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, giám sát tổ chức đảng và đảng viên chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước; việc thực hiện các nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt đảng, quy chế làm việc; thực hành tiết kiệm, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tệ quan liêu; công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định.

4.2 Cấp ủy lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện việc xem xét thi hành kỷ luật đảng đảm bảo dân chủ, công minh, chính xác, kịp thời đối với tổ chức đảng, đảng viên theo quy định của Điều lệ Đảng, quy định của Trung ương và hướng dẫn của ủy ban kiểm tra cấp trên.

4.3 Phối hợp chỉ đạo công tác quản lý, kiểm tra đảng viên đang công tác ở các đơn vị sự nghiệp thực hiện nhiệm vụ đảng viên và nghĩa vụ công dân nơi cư trú.

5 Lãnh đạo xây dựng hệ thống chính trị cơ sở

5.1 Cấp ủy thường xuyên nghiên cứu, vận dụng và tổ chức thực hiện sáng tạo, có hiệu quả các phương thức lãnh đạo của Đảng, bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện của Đảng ở cơ sở.

5.2 Lãnh đạo xây dựng chính quyền cùng cấp vững mạnh, hoạt động theo hướng dân chủ, công khai, minh bạch, chuyên nghiệp, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả theo Hiến pháp và pháp luật; thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, hách dịch, cửa quyền; kiện toàn, sắp xếp thôn, tổ dân phố theo quy định.

5.3 Lãnh đạo xây dựng Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội cơ sở vững mạnh; đổi mới phương thức hoạt động, khắc phục tình trạng “hành chính hóa”, gắn bó chặt chẽ với nhân dân; phát huy sức mạnh tổng hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân; chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, hội viên và nhân dân; tăng cường phối hợp công tác, nâng cao chất lượng giám sát, phản biện xã hội.

Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội, sức mạnh của nhân dân để tham gia xây dựng Đảng, bảo vệ đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ chính trị của địa phương; xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Xây dựng và thực hiện có hiệu quả các mô hình tự quản ở các thôn.

III. TRÁCH NHIỆM QUYỀN HẠN CỦA TẬP THỂ

1. Ban Chấp hành Đảng bộ xã

1.1 Lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt, cụ thể hóa các chủ trương, biện pháp triển khai tổ chức thực hiện nghị quyết đại hội đảng bộ xã. Quyết định chương trình làm việc, Quy chế làm việc của Ủy ban kiểm tra (UBKT) Đảng ủy; chương trình làm việc, chương trình kiểm tra, giám sát của Đảng ủy.

1.2 Lãnh đạo, chỉ đạo triển khai và tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện các Nghị quyết của Đảng ủy, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy định, kết luận của cấp trên, xác định nhiệm vụ trọng tâm, đột phá các chương trình, đề án, dự án trọng điểm. Tổ chức thực hiện các chủ trương, mô hình mới theo chỉ đạo của cấp trên.

1.3 Quyết định chương trình hành động, những chủ trương, biện pháp nhằm cụ thể hoá và thực hiện nghị quyết đại hội đảng các cấp, nghị quyết đại hội Đảng bộ xã, các chương trình, đề án, dự án, kế hoạch, quy hoạch... trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, an ninh trật tự, công tác quốc phòng quân sự địa phương, xây dựng hệ thống chính trị, công tác vận động quần chúng ở địa phương.

1.4 Định kỳ hàng tháng (hoặc đột xuất) nghe Ủy ban nhân dân (UBND) xã báo cáo kết quả thực hiện và những đề xuất, kiến nghị để quyết định những vấn đề về kinh tế, xã hội, công tác quốc phòng quân sự địa phương, công tác an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, công tác xây dựng chính quyền,…

1.5 Nghe và cho ý kiến về các mặt công tác trọng tâm, những đề xuất, kiến nghị của thường trực hội đồng nhân dân (HĐND), lãnh đạo UBND, ban tuyên giáo, khối dân vận, thường trực ủy ban Mặt trận Tổ quốc (UBMTTQ), Ban Thường vụ các đoàn thể chính trị - xã hội, các chi bộ trực thuộc Đảng ủy.

1.6 Xem xét, thảo luận các báo cáo của Đảng ủy về lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chỉ thị, nghị quyết của cấp trên, nghị quyết của Đảng ủy hàng tháng, quý, 6 tháng, 1 năm; các báo cáo của UBKT Đảng ủy về công tác kiểm tra, giám sát, về hoạt động của UBKT Đảng ủy; kết quả các cuộc kiểm tra, giám sát của ban chấp hành đảng bộ.

1.7 Thực hiện các nội dung về công tác cán bộ theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ.

1.8 Ra nghị quyết về các nội dung công tác đảng viên như: Đề nghị kết nạp đảng viên, công nhận đảng viên chính thức, khai trừ đảng viên, xoá tên đảng viên, đảng viên xin ra khỏi Đảng, đề nghị tặng Huy hiệu Đảng cho đảng viên,…; xem xét, quyết định khen thưởng, thi hành kỷ luật đảng viên theo quy định của Điều lệ Đảng.

1.9 Chuẩn bị triệu tập đại hội nhiệm kỳ mới; thảo luận và thông qua các văn kiện trình đại hội; chuẩn bị đề án nhân sự ban chấp hành, ủy ban kiểm tra, đoàn đại biểu đảng bộ xã đi dự đại hội đảng bộ cấp huyện, đoàn chủ tịch, đoàn thư ký, ban thẩm tra tư cách đại biểu của đại hội và các nội dung khác phục vụ đại hội.

2. Ban Thường vụ Đảng ủy

2.1 Lãnh đạo, chỉ đạo và trực tiếp tổ chức thực hiện các nghị quyết của Đảng ủy và báo cáo kết quả với Đảng ủy

2.1 Quyết định triệu tập hội nghị ban chấp hành, chuẩn bị các nội dung của hội nghị theo quy định tại Điều 1 của Quy chế (báo cáo, kế hoạch, chương trình, đề án, tờ trình, dự thảo nghị quyết…) trình ban chấp hành.

2.3 Dự thảo kế hoạch, phương án bố trí, phân công công tác, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, nhận xét, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật, thực hiện các chế độ, chính sách đối với cán bộ diện Đảng ủy quản lý trình Đảng ủy xem xét, quyết định.

2.4 Chuẩn bị hồ sơ trình Đảng ủy ra nghị quyết về các nội dung công tác đảng viên như: kết nạp đảng viên, công nhận đảng viên chính thức, khai trừ đảng viên, xoá tên đảng viên, đảng viên xin ra khỏi Đảng, đề nghị tặng Huy hiệu đảng cho đảng viên, khen thưởng, kỷ luật đảng viên, tổ chức đảng.…

2.5 Báo cáo với Đảng ủy những công việc đã chỉ đạo thực hiện trong thời gian giữa hai kỳ hội nghị Đảng ủy. Tiếp thu ý kiến tham gia, phê bình của Đảng ủy viên về những việc liên quan đến trách nhiệm, quyền hạn của Ban Thường vụ Đảng ủy.

IV. TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA CÁ NHÂN

1. Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ

1.1 Tham gia đầy đủ các phiên họp của Đảng ủy; thảo luận và biểu quyết các công việc do Đảng ủy quyết định và cùng chịu trách nhiệm về những quyết định đó, được phân công trực tiếp phụ trách chi bộ trực thuộc Đảng ủy, lĩnh vực công tác và chịu trách nhiệm trước Đảng ủy về sự chỉ đạo việc triển khai, tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các nghị quyết của Đảng ủy thuộc lĩnh vực, đơn vị được phân công phụ trách.

1.2 Tham gia xây dựng và bảo vệ đường lối, quan điểm của Đảng, cụ thể hoá và thực hiện nghị quyết của Đảng, trực tiếp hoặc tham gia chuẩn bị các chương trình, đề án trình tại các hội nghị ban chấp hành, đóng góp ý kiến vào các vấn đề khác do Ban Thường vụ Đảng ủy đề nghị.

1.3 Nắm bắt phát hiện vấn đề mới từ thực tiễn, đề xuất với Đảng ủy để lãnh đạo, chỉ đạo nhằm phát huy, nhân rộng điển hình tiên tiến hoặc uốn nắn lệch lạc, khắc phục yếu kém, khuyết điểm.

1.4 Thực hiện nghiêm các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nói và làm theo nghị quyết, giữ gìn đoàn kết nội bộ, giữ nghiêm kỷ luật, nếp sống trong sạch, lành mạnh; kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ; gương mẫu học tập nâng cao trình độ mọi mặt về lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, năng lực hoạt động thực tiễn; giữ mối liên hệ mật thiết với nhân dân.

1.5 Nghiêm chỉnh chấp hành sự phân công công tác của Đảng ủy, có quyền trình bày ý kiến khi cấp có thẩm quyền nhận xét, đánh giá, quyết định bố trí công tác, thi hành kỷ luật; được phê bình, chất vấn theo quy định Điều lệ Đảng.

1.6 Được Ban Thường vụ Đảng ủy thông tin về tình hình hoạt động của đảng bộ và các vấn đề khác theo quy định của Điều lệ Đảng.

2. Uỷ viên Ban Thường vụ Đảng ủy

Thực hiện trách nhiệm, quyền hạn của uỷ viên Ban Chấp hành Đảng bộ và các nội dung sau:

2.1 Tham gia đầy đủ các kỳ họp của Ban Thường vụ Đảng ủy, thảo luận thống nhất các nội dung công việc trước khi đưa ra Đảng ủy quyết định và cùng chịu trách nhiệm về những quyết định đó.

2.2 Báo cáo tình hình, chuẩn bị và đề xuất các vấn đề thuộc trách nhiệm được giao để Đảng ủy xem xét quyết định. Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện nghị quyết, quyết định của Đảng ủy ở những đơn vị, lĩnh vực được phân công phụ trách.

2.3 Chịu trách nhiệm cá nhân khi phát biểu tại hội nghị hoặc giải quyết công việc ở địa bàn phụ trách; nếu thay mặt Ban Thường vụ Đảng ủy thì phải được sự phân công của Ban Thường vụ Đảng ủy hoặc Đảng ủy xã.

3. Bí thư Đảng ủy

Bí thư Đảng ủy là người chịu trách nhiệm cao nhất trước Đảng ủy; cùng Đảng ủy, Ban Thường vụ Đảng ủy chịu trách nhiệm trước cấp uỷ cấp huyện, trước đảng bộ và nhân dân trong xã về sự lãnh đạo của Đảng trên mọi lĩnh vực ở địa phương và chịu trách nhiệm trực tiếp về những công việc được phân công. Bí thư Đảng ủy có các nhiệm vụ và quyền hạn:

3.1 Chủ trì các công việc của Đảng ủy, Ban Thường vụ Đảng ủy; chủ trì và kết luận các hội nghị của đảng bộ, Đảng ủy, Ban Thường vụ Đảng ủy; chủ động đề xuất, trao đổi trong Ban Thường vụ Đảng ủy những vấn đề lớn, quan trọng để đưa ra Đảng ủy thảo luận, quyết định; trực tiếp phụ trách công tác tổ chức cán bộ, tuyên giáo, bảo vệ chính trị nội bộ. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí.

3.2 Chỉ đạo, tổ chức quán triệt trong đảng bộ và nhân dân trong xã các nghị quyết, chỉ thị của Đảng; chỉ đạo chuẩn bị những đề án, kế hoạch,... nhằm cụ thể hoá các nghị quyết, chỉ thị của Đảng để Đảng ủy thảo luận, quyết định.

3.3 Tập trung chỉ đạo và thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng, công tác quân sự địa phương, xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền; duy trì nền nếp sinh hoạt đảng bộ, Đảng ủy, Ban Thường vụ Đảng ủy theo đúng Quy chế làm việc; giữ vững đoàn kết, thống nhất trong nội bộ cấp uỷ và toàn đảng bộ; phối hợp với UBMTTQ xã tổ chức thực hiện tốt Pháp lệnh dân chủ ở cơ sở.

3.4 Chỉ đạo sơ, tổng kết việc lãnh đạo thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng; thay mặt Đảng ủy báo cáo với cấp uỷ cấp huyện, thông báo với đảng bộ về tình hình thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng ở địa phương và hoạt động của cấp uỷ theo đúng quy định.

3.5 Chỉ đạo đồng chí phó bí thư thường trực Đảng ủy giải quyết công việc hàng ngày của đảng bộ; chỉ đạo đồng chí phó bí thư, chủ tịch UBND xã tổ chức triển khai thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng và của cấp uỷ liên quan đến công tác quản lý nhà nước trên địa bàn xã; Chỉ đạo đồng chí phó bí thư, chủ tịch HĐND xã thực hiện tốt các nhiệm vụ theo chức năng, nhiệm vụ của HĐND xã; chỉ đạo các đồng chí phó bí thư phụ trách địa bàn, ngành, lĩnh vực công tác giải quyết công việc theo nhiệm vụ được phân công; thay mặt Đảng ủy ký nghị quyết và các văn bản do Đảng ủy ban hành.

3.6 Bí thư đảng ủy chủ trì tiếp xúc, đối thoại với nhân dân theo Quy chế "Tiếp xúc, đối thoại trực tiếp của người đứng đầu cấp ủy đảng, chính quyền các cấp với nhân dân trên địa bàn tỉnh Hải Dương" (Ban hành kèm theo Quy định số 08-QĐ/HU, ngày 23/4/2019 của Ban Chấp hành đảng bộ huyện).

4. Các Phó bí thư

4.1. Phó bí thư Thường Trực Đảng ủy

Cùng với bí thư, các phó bí thư chịu trách nhiệm về toàn bộ công việc và hoạt động của Đảng ủy; đồng thời chịu trách nhiệm trực tiếp về những công việc được phân công, có các nhiệm vụ và quyền hạn:

- Thường trực giải quyết các công việc hàng ngày của đảng bộ; kiêm các chức danh chủ nhiệm UBKT, trưởng Khối dân vận, phụ trách công tác Văn phòng Đảng ủy; phối hợp công tác giữa tổ chức Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể nhân dân để tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của cấp uỷ cấp trên và nghị quyết của Đảng ủy

- Giúp đồng chí bí thư Đảng ủy chuẩn bị các nội dung họp Đảng ủy, Ban Thường vụ. Chủ trì chuẩn bị dự thảo Quy chế làm việc, chương trình làm việc toàn khoá, chương trình công tác hàng tháng, quý, 6 tháng, 1 năm của Đảng ủy để Đảng ủy xem xét, quyết định.

- Giải quyết các công việc do bí thư uỷ nhiệm, thay mặt bí thư khi bí thư đi vắng; chỉ đạo một số nhiệm vụ cụ thể về xây dựng Đảng, chính quyền, các đoàn thể chính trị - xã hội và thực hiện Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; công tác thi đua khen thưởng, tài chính Đảng; quản lý, khai thác hồ sơ, lý lịch đảng viên, lý lịch cán bộ diện Đảng ủy quản lý. Chuẩn bị hồ sơ để Đảng ủy xem xét, quyết định các nội dung về kết nạp đảng viên, chuyển đảng chính thức, xoá tên đảng viên, xin ra khỏi Đảng, tặng Huy hiệu Đảng; khen thưỏng, kỷ luật, phân loại đảng viên, tổ chức đảng,… theo quy định Điều lệ Đảng.

- Đề xuất với Đảng ủy những vấn đề cần quan tâm giải quyết thuộc các lĩnh vực, nhiệm vụ mình phụ trách; ký các văn bản của Đảng ủy khi được bí thư Đảng ủy uỷ quyền.

4.2. Phó bí thư Đảng ủy - chủ tịch UBND xã

Cùng với bí thư, các Phó bí thư Đảng ủy chịu trách nhiệm về toàn bộ công việc và hoạt động của Đảng ủy; chịu trách nhiệm trực tiếp về những công việc được phân công. Phó bí thư Đảng ủy - chủ tịch UBND xã có các nhiệm vụ và quyền hạn:

- Chỉ đạo tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các chính sách, pháp luật của Nhà nước, chỉ thị, nghị quyết, quyết định của Đảng ủy, HĐND xã và của cơ quan nhà nước cấp trên về những vấn đề kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh trật tự, công tác quốc phòng quân sự địa phương, xây dựng chính quyền trong sạch vững mạnh; dự thảo các đề án, chương trình, kế hoạch về kinh tế, xã hội, tài chính, ngân sách, an ninh trật tự, công tác quốc phòng quân sự địa phương, xây dựng chính quyền,… trình Đảng ủy thảo luận, quyết định theo chương trình làm việc.

- Chịu trách nhiệm trước Đảng ủy và đồng chí bí thư Đảng ủy về toàn bộ hoạt động của UBND xã theo quy định của pháp luật; cùng với Đảng ủy và uỷ viên UBND xã chỉ đạo xây dựng chính quyền vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả.

- Chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân, cải cách hành chính, thi đua khen thưởng, công tác dân vận của chính quyền; thực hiện chế độ báo cáo về tình hình kinh tế, xã hội, thu chi ngân sách, quốc phòng quân sự địa phương, an ninh trật tự trên địa bàn và các công việc điều hành chủ yếu của UBND với Đảng ủy, Ban Thường vụ Đảng ủy theo định kỳ hoặc khi có yêu cầu.

- Thường xuyên báo cáo tình hình với đồng chí bí thư Đảng ủy về hoạt động của UBND xã, chủ động đề xuất những vấn đề thuộc trách nhiệm và phạm vi công tác của UBND xã cần báo cáo xin ý kiến Đảng ủy, Ban Thường vụ Đảng ủy; phối hợp chặt chẽ với đồng chí phó bí thư thường trực Đảng ủy để đảm bảo sự thống nhất trong lãnh đạo giữa Đảng ủy và chính quyền.

- Giải quyết các công việc do bí thư Đảng ủy uỷ nhiệm và thay mặt đồng chí bí thư, phó bí thư thường trực Đảng ủy khi đi vắng; ký các văn bản của Đảng ủy khi được bí thư Đảng ủy uỷ quyền.

- Chủ trì hoặc cùng bí thư đảng ủy tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với nhân dân theo Quy chế tiếp xúc, đối thoại trực tiếp của người đứng đầu cấp ủy đảng, chính quyền các cấp với nhân dân.

2.3. Phó bí thư Đảng ủy - Chủ tịch HĐND

Chịu trách nhiệm trước Đảng ủy về toàn bộ hoạt động của HĐND xã, của đại biểu HĐND xã theo quy định của pháp luật; chỉ đạo xây dựng chương trình hoạt động, chương trình, giám sát hàng năm, nội dung các kỳ họp HĐND; định kỳ báo cáo tình hình với Đảng ủy; chủ động đề xuất những vấn đề thuộc trách nhiệm HĐND xã xin ý kiến Đảng ủy trước khi trình HĐND xã quyết định.

V. MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC

1. Đối với Ban Thường vụ, Thường trực Huyện ủy, các Ban xây dựng Đảng, Văn phòng cấp ủy, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội cấp huyện

1.1 Đối với Ban Thường vụ, Thường trực Huyện ủy

1.1.1 Đảng ủy xã chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Ban Thường vụ huyện ủy.

1.1.2 Đảng ủy kịp thời quán triệt, cụ thể hoá và triển khai thực hiện có hiệu quả các quyết định của huyện ủy ở địa bàn xã; thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất về tình hình địa phương; báo cáo kịp thời đầy đủ những vấn đề về tổ chức, cán bộ tại xã thuộc diện huyện ủy quản lý khi có yêu cầu.

1.1.3 Khi cần thiết, Đảng ủy uỷ quyền cho Ban Thường vụ Đảng ủy đăng ký làm việc với thường trực, Ban Thường vụ huyện uỷ để báo cáo kết quả thực hiện các chủ trương, nghị quyết của cấp uỷ cấp trên; tham mưu, đề xuất, xin ý kiến chỉ đạo khắc phục, giải quyết những vấn đề mới nảy sinh trên địa bàn.

1.2 Đối với các Ban xây dựng Đảng và Văn phòng Huyện uỷ

Đảng ủy phối hợp với các ban xây dựng Đảng, văn phòng huyện uỷ trong lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao; chỉ đạo các ban tham mưu và văn phòng Đảng ủy xây dựng mối quan hệ công tác chặt chẽ với các ban xây dựng Đảng và văn phòng huyện uỷ, báo cáo kịp thời các nội dung khi các cơ quan của huyện uỷ yêu cầu; tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, chuyên viên các ban xây dựng Đảng và văn phòng huyện uỷ đến công tác hoặc được phân công theo dõi xã.

1.3 Đối với Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội Huyện

Đảng ủy phối hợp với MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội cấp huyện trong lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ của ngành dọc cấp trên giao; trao đổi, thống nhất về nhân sự khi kiện toàn các chức danh chủ chốt của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội của xã; chỉ đạo MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội và các cán bộ chuyên môn của xã chủ động giữ mối quan hệ công tác với MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội và các cơ quan liên quan cấp huyện nhằm tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị tại cơ sở.

2. Đối với các chi bộ trực thuộc Đảng ủy

2.1 Đảng ủy thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát các chi uỷ, chi bộ; thông qua các đồng chí ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Đảng ủy viên phụ trách để nắm bắt tình hình các mặt công tác của chi bộ, kịp thời uốn nắn lệch lạc trong quá trình tổ chức thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của cấp uỷ cấp trên, chính sách, pháp luật của Nhà nước; cho ý kiến xử lý những vấn đề nảy sinh ở từng địa bàn, đơn vị, thôn.

2.2 Khi cần thiết, Ban Thường vụ Đảng ủy làm việc với chi uỷ (hoặc bí thư, phó bí thư chi bộ) để kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị và nghe báo cáo tình hình hoạt động của chi bộ.

2.3 Các chi uỷ, chi bộ trực thuộc phải chịu trách nhiệm trước Đảng ủy về toàn bộ hoạt động ở địa bàn; kịp thời tổ chức thực hiện có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Thực hiện nghiêm chế độ phản ánh, báo cáo hàng tháng với Đảng ủy .

3. Đối với HĐND và UBND xã

3.1. Đối với HĐND xã

3.1.1 Thường trực HĐND xã phải chấp hành nghiêm chỉnh và tổ chức thực hiện có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Đảng ủy và chịu trách nhiệm trước Đảng ủy về mọi hoạt động của HĐND theo đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.

3.1.2 Định kỳ 6 tháng, 01 năm (hoặc đột xuất) Đảng ủy nghe báo cáo và cho ý kiến lãnh đạo về nội dung chủ yếu của mỗi kỳ họp HĐND, những vấn đề mà HĐND phải xin ý kiến Đảng ủy. Đối với các vấn đề quan trọng khi thảo luận trong kỳ họp HĐND còn có nhiều ý kiến khác nhau thì thường trực HĐND phải báo cáo xin ý kiến Đảng ủy trước khi HĐND biểu quyết thông qua.

3.1.3 Đảng viên là đại biểu HĐND phải nghiêm chỉnh thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và nghị quyết của Đảng ủy.

3.2 Đối với UBND xã

3.2.1 Khi có chỉ đạo của chính quyền cấp trên, cần thiết phải báo cáo đảng ủy, lãnh đạo UBND xã phải chủ động báo cáo Đảng ủy để có chủ trương giải quyết bằng việc đưa ra nghị quyết hoặc thông báo để UBND xã lãnh đạo, điều hành và tổ chức thực hiện cho phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương.

3.2.2 Hàng tháng, Đảng ủy nghe UBND xã báo cáo để quyết định những vấn đề về kinh tế, xã hội, an ninh trật tự, công tác quốc phòng quân sự địa phương, xây dựng chính quyền,... theo khoản 4, 5, Điều 1 quy chế này.

3.2.3 Lãnh đạo UBND xã phải chấp hành nghiêm chỉnh và tổ chức thực hiện có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Đảng ủy. Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc cần báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của Đảng ủy.

4. Đối với MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội trong xã

Đảng ủy lãnh đạo MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội bằng các chỉ thị, nghị quyết, công tác tư tưởng, tổ chức, cán bộ và kiểm tra, giám sát việc thực hiện ở từng tổ chức.

4.1 Đảng ủy lãnh đạo và tạo điều kiện cho MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội đổi mới nội dung, phương thức hoạt động đạt kết quả; phát huy vai trò của các tổ chức trong việc thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ chính trị của địa phương; phản ánh tâm tư, nguyện vọng chính đáng của quần chúng với Đảng, tham gia xây dựng Đảng.

4.2 Đại diện lãnh đạo MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội được mời dự họp các hội nghị giao ban của Đảng ủy. Hằng tháng, quý, 6 tháng, 1 năm hoặc theo yêu cầu của Đảng ủy, lãnh đạo MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội báo cáo tình hình công tác và chương trình hoạt động của tổ chức mình, đồng thời đề xuất các vấn đề cần thiết, xin ý kiến chỉ đạo của Đảng ủy .

4.3 Định kỳ hàng quý, 6 tháng, 1 năm hoặc đột xuất khi có yêu cầu, Ban Thường vụ Đảng ủy làm việc với MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội, nắm tình hình hoạt động để có sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời.

VI. NGUYÊN TẮC, CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC

1. Họp ban chấp hành đảng bộ

1.1 Đảng ủy xã họp định kỳ 1 lần/tháng từ ngày 01 đến ngày 05 hàng tháng và họp bất thường khi cần thiết.

1.2 Thành phần hội nghị các đồng chí Đảng ủy viên; khi cần thiết có thể tổ chức hội nghị Đảng ủy mở rộng mời các đồng chí bí thư chi bộ, trưởng các đoàn thể nhân dân (không phải là Đảng ủy viên), cán bộ, công chức xã có liên quan đến nội dung hội nghị.

1.3 Chuẩn bị nội dung hội nghị: Bí thư, phó bí thư, ủy viên ban thường vụ hoặc Đảng ủy viên được phân công có trách nhiệm chuẩn bị các nội dung trình hội nghị thảo luận, quyết định. Nội dung phải được thông báo đến thành phần hội nghị trước cuộc họp từ 2-3 ngày để các thành viên nghiên cứu, chuẩn bị ý kiến tham gia.

1.4 Tiến hành hội nghị: Đồng chí bí thư (hoặc phó bí thư) điều hành các cuộc họp Đảng ủy (và Đảng ủy mở rộng). Sau phần tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu, cá nhân được phân công trình bày nội dung đã được chuẩn bị, gợi ý các nội dung trọng tâm; các đại biểu thảo luận; chủ toạ tổng hợp, kết luận; Đảng ủy biểu quyết và thông qua nghị quyết hội nghị. Các thành viên dự hội nghị có trách nhiệm thực hiện nghiêm chế độ bảo mật theo quy định.

1.5 Công việc sau hội nghị: Đảng ủy giao cho đồng chí phó bí thư thường trực Đảng ủy hoàn thiện biên bản hội nghị và ban hành các văn bản (chương trình hành động, nghị quyết…) về các nội dung Đảng ủy đã bàn thống nhất và quyết định.

2. Họp Ban Thường vụ Đảng ủy

2.1 Ban Thường vụ Đảng ủy họp 1 lần/tháng và bất thường khi cần thiết.

2.2. Thành phần: Các đồng chí uỷ viên Ban Thường vụ và một số đồng chí Đảng ủy viên, cán bộ, công chức xã,…

2.3 Chuẩn bị nội dung: Bí thư, Phó bí thư Đảng ủy hoặc những đồng chí được phân công chuẩn bị các nội dung để Ban Thường vụ thảo luận thống nhất các vấn đề xin ý kiến của Đảng ủy.

Bí thư và các Phó bí thư Đảng ủy hội ý hàng tuần và bất thường (khi cần) chuẩn bị và thống nhất các nội dung trước khi họp Ban Thường vụ, Đảng ủy.

Các hội nghị ban chấp hành, Ban Thường vụ, hội ý bí thư và phó bí thư phải ghi biên bản theo quy định.

3. Chế độ thông tin, báo cáo

3.1 Ban Thường vụ Đảng ủy có trách nhiệm thông tin cho uỷ viên Ban Chấp hành Đảng bộ về tình hình chung của đảng bộ xã, tình hình trong nước, quốc tế.

3.2 Các đồng chí Đảng ủy viên có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao, phản ánh tình hình đơn vị, lĩnh vực được phân công phụ trách; đề xuất với Đảng ủy lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết những vấn đề phát sinh.

3.3 Hằng tháng, MTTQ, các đoàn thể, các chi bộ trực thuộc phản ánh và báo cáo tình hình hoạt động trong tháng và đề xuất các nhiệm vụ trọng tâm tháng tiếp theo của chi bộ, của đơn vị mình về văn phòng Đảng ủy .

3.4 Hàng tháng, Ban Thường vụ Đảng ủy báo cáo tình hình chung, những việc đã giải quyết và các công việc tháng sau với các đồng chí Đảng ủy viên.

4. Chế độ kiểm tra, giám sát

4.1 Sau khi có nghị quyết của Đảng ủy, các chi bộ, MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội phải triển khai, tổ chức thực hiện theo sự chỉ đạo của Đảng ủy . Đối với các nghị quyết quan trọng, Ban Thường vụ Đảng ủy có thể mở hội nghị cán bộ để truyền đạt hoặc chỉ đạo làm điểm để rút kinh nghiệm trước khi phổ biến ra diện rộng.

4.2. Hàng năm, Đảng ủy tiến hành kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện các chỉ thị, nghị quyết ở các chi bộ. Đảng ủy, UBKT Đảng ủy và các chi bộ thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát theo quy định Điều lệ Đảng.

5. Chế độ tự phê bình và phê bình

5.1 Hàng năm, tập thể Ban Chấp hành Đảng bộ và cá nhân các đồng chí Đảng ủy viên, uỷ viên ban thường vụ, bí thư, Phó bí thư Đảng ủy thực hiện nghiêm túc việc kiểm điểm tự phê bình và phê bình theo hướng dẫn của cấp uỷ cấp trên.

5.2 Các đồng chí Đảng ủy viên, khi thấy có vấn đề cần thiết thì chủ động phản ảnh trực tiếp với đồng chí bí thư, phó bí thư Đảng ủy .

5.3 Việc nhận xét, đánh giá cán bộ phải đảm bảo công khai, dân chủ, khách quan, toàn diện với tinh thần xây dựng, củng cố đoàn kết thống nhất trong nội bộ tổ chức đảng, cấp uỷ.

6. Chế độ nắm tình hình

Các đồng chí Đảng ủy viên có trách nhiệm sâu sát các chi bộ để nắm tình hình, kiểm tra công việc hoặc nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, đề xuất chính đáng của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân; tuyên truyền giải thích những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phản ánh về Đảng ủy những vấn đề mới phát sinh để Đảng ủy có biện pháp giải quyết hoặc báo cáo các cơ quan có thẩm quyền giải quyết kịp thời.

7. Chế độ quản lý, phát hành tài liệu, văn bản của Đảng ủy

7.1 Các văn bản, giấy tờ dùng con dấu của Đảng ủy phải được đồng chí bí thư (hoặc phó bí thư được uỷ quyền) duyệt và thống nhất phát hành. Văn phòng Đảng ủy chịu trách nhiệm về thể thức văn bản và thực hiện nghiêm chế độ quản lý, phát hành, lưu trữ tài liệu theo quy định.

7.2 Việc ký các văn bản, tài liệu có dấu của Đảng ủy: Do đồng chí bí thư (hoặc phó bí thư được uỷ quyền) ký.

DANH SÁCH

CÁC CHỨC DANH BAN CHẤP HÀNH, BAN THƯỜNG VỤ, ỦY BAN KIỂM TRA, CÁC CHI BỘ, BAN TUYÊN GIÁO ĐẢNG ỦY, KHỐI DÂN VẬN

STT

Họ và tên

Chức vụ đơn vị

I. BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ

1

Vũ Chí Mạnh

Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND

2

Nguyễn Quang Vinh

Phó bí thư thường trực, Chủ tịch HĐND

3

Nguyễn Văn Khạnh

Phó chủ tịch HĐND

4

Trần Đình Thắng

Phó chủ tịch UBND

5

Phạm Quang Thắng

Chủ tịch UBMTTQ xã

6

Phạm Quang Hưởng

Công chức văn phòng - thống kê

7

Vũ Thanh Tùng

Phó trưởng Công an xã

8

Trần Văn Sức

Chỉ huy trưởng quân sự

9

Trịnh Minh Thuấn

Công chức Tư pháp - Hộ tịch

10

Nguyễn Thị Phương

Bí thư đoàn

11

Phạm Quang Khoa

Chủ tịch Hội nông dân

II. BAN THƯỜNG VỤ

1

Vũ Chí Mạnh

Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND

2

Nguyễn Quang Vinh

Phó bí thư thường trực, Chủ tịch HĐND

3

Nguyễn Văn Khạnh

Phó chủ tịch HĐND

III. ỦY BAN KIỂM TRA ĐẢNG ỦY

1

Nguyễn Văn Khạnh

Chủ nhiệm UBKT

2

Phạm Quang Hưởng

Phó chủ nhiệm UBKT

3

Nguyễn Văn Thép

Ủy viên UBKT

4

Trương Duy Túc

Ủy viên UBKT

5

Nguyễn Thị Bích Hằng

Ủy viên UBKT

IV. BÍ THƯ CHI BỘ TRỰC THUỘC

1

Trịnh Quang Đoàn

Bí thư chi bộ Ngái

2

Trần Phú Phục

Bí thư chi bộ Mạc

3

Phạm Quang Oai

Bí thư chi bộ, trưởng thôn Gồm

4

Nguyễn Thị Liễu

Bí thư chi bộ, hiệu trưởng trường Mầm non

5

Phạm Văn San

Bí thư chi bộ, hiệu trưởng trường trường Tiểu học

6

Nguyễn Thị Kim Anh

Bí thư chi bộ, hiệu trưởng trường THCS

7

Trần Văn Sức

Bí thư chi bộ, Chỉ huy trưởng quân sự

8

Vũ Thanh Tùng

Bí thư chi bộ, Phó Trưởng công an

9

Trương Duy Luân

Bí thư chi bộ, CT HĐQT Quỹ tín dụng

V. BAN TUYÊN GIÁO

1

Vũ Chí Mạnh

Bí thư Đảng ủy, CTUBND, Trưởng ban

2

Trịnh Minh Thuấn

ĐUV, CC TP-HT, Phó ban, BCV

3

Trần Thị Nga

Công chức VHTT

4

Vũ Quốc Hưởng

Trưởng đài

5

Phạm Quang Thắng

Chủ tịch UBMTTQ

6

Phạm Xuân Quang

Chủ tịch HCCB

7

Nguyễn Thị Minh Tâm

Chủ tịch HPN

8

Nguyễn Thị Phương

Bí thư Đoàn xã

VI. KHỐI DÂN VẬN

1

Nguyễn Quang Vinh

- Phó bí thư TT, Trưởng khối

2

Phạm Quang Thắng

- CT MTTQ, Phó trưởng khối

3

Trần Đình Thắng

- PCTUBND

4

Nguyễn Văn Khạnh

- PCTHĐND

5

Phạm Xuân Quang

- CT CCB

6

Trịnh Minh Thuấn

- CC Tư pháp - Hộ tịch

7

Nguyễn T. Minh Tâm

- CT Hội PN

8

Nguyễn Thị Phương

- Bí thư Đoàn xã

9

Nguyễn Đức Càn

- CT Người CT

10

Trần Văn Sức

- Chỉ huy trưởng QS

11

Vũ Thanh Tùng

- Phó Trưởng CA xã

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ XÃ QUẢNG NGHIỆP - HUYỆN TỨ KỲ

Trưởng Ban Biên tập: Ông Vũ Chí Mạnh - Chủ tịch UBND xã

Địa chỉ: xã Quảng Nghiệp, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương

Điện thoại: 0979872067

Email: vuchimanh@haiduong.gov.vn

Số lượt truy cập
Đang truy cập: 2
Hôm nay: 9
Tháng này: 9,840
Tất cả: 125,935