Hội nghị đã được nghe
đồng chí Trương Duy Lương, công chức Địa chính xã thông qua Kế hoạch phòng, chống thiên tai &tìm kiếm cứu nạn năm
2021. Kế hoạch nêu rõ:
A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Để chủ động trong công
tác phòng, chống thiên
tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2021 nhằm hạn chế đến mức thấp
nhất thiệt hại do thiên tai, mưa, lũ, bão…. gây ra, đảm bảo an toàn cho tính
mạng, sản xuất, sinh hoạt,, tài sản của nhà nước và nhân dân trên địa bàn xã.
- Công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn phải được thực hiện chặt chẽ, đồng bộ theo quy định của
luật Đê điều, pháp lệnh phòng chống thiên tai và chỉ đạo của cấp trên. Phương châm lấy phòng là chính, chú trọng việc
xây dựng kế hoạch, chủ động xây dựng các phương án theo phương châm bốn tại
chỗ, sẵn sàng đối phó với mọi tình huống xấu nhất xảy ra.
- Mọi thành viên trong ban
chỉ đạo, các tổ chức, cán bộ và nhân dân trong xã phải tập trung cao nhất sẵn
sàng đối phó với thiên
tai, ứng phó kịp thời, không để xảy ra tình huống bất ngờ.
Khi xảy ra sự cố phải xử lý, khắc phục kịp thời và hiệu quả cao nhất.
B. ĐÁNH
GIÁ HIỆN TRẠNG
1. Tuyến đê BHH.
Hệ thống đê BHH với
tổng chiều dài 3.100m, phía thượng lưu giáp xã Thống Kênh huyện Gia Lộc, phía
hạ lưu giáp xã Đại Hợp huyện Tứ Kỳ, mặt đê cơ bản rộng 2,6 - 3,0m, cao trình đê
2,8 - 3,0m. Hệ thống đê được tu bổ thường xuyên nên tương đối chắc chắn, đảm
bảo cho việc ngăn lũ. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn thì vẫn phải quan tâm tu bổ
thường xuyên hơn nữa, nhiều đoạn đê, mặt đê còn nhỏ, cao trình còn thấp, thân
đê mảnh, chưa đảm bảo an toàn cho việc ngăn lũ và phòng chống bão lụt như đoạn
trạm bơm Gồm đến cống Đầm cả dài 150 m Mặt đê nhỏ, mái đê đứng, đoạn Triều
Khoang, cống soi chiều dài 300m chân đê là thõm trựng rất rễ bị súng lớn làm
sạt lún, đoạn cống soi dài 250 đó bị sạt nở vào thõn đê có nhiều nguy cơ bị vỡ
nếu nước sông lớn và súng to, đoạn Bói
cỏt - Lũ gạch dài 500 chõn đê là thâm trùng lại bị cát tặc khai thác trái phép
nhiều có nguy cơ tiềm ẩn sụt nún vỡ đê cao.
Nhìn chung tuyến đê Bắc Hưng Hải cơ bản đảm
bảo cho việc chống lũ. Tuy nhiên vẫn phải có phương án sẵn sàng khắc phục khi
có tình huống xấu xảy ra.
2. Tuyến đê nội đồng
Tuyến
kênh Chùa So với chiều dài 2.100m, dọc theo tuyến kênh, một bên là Quốc lộ 37,
một bên là đường giao thông phục vụ khu dân cư thôn Ngái, toàn bộ tuyến kênh
trên bờ kênh còn thấp rất rễ bị tràn khi có nước lớn ở thượng nguồn chảy về, có
đoạn bờ kênh bị sạt lở nghiêm trọng như đoạn từ nhà bà Quảng đến nhà bà Biển(
Hùng).
Tuyến
kênh Thống Nhất cơ bản đảm bảo chắc chắn, tuy nhiên có 30 m đoạn cống ngầm bờ
kênh mảnh không được an toàn khi mực nước to và gió lớn.
3. Hệ thống tiêu thoát nước nội đồng và các khu dân
Hệ thống tiêu thoát
nước nội đồng và các khu dân cư tuy đã được quan tâm nạo vét thường xuyên nhưng
nhiều khu vực vẫn không đảm bảo cho việc tiêu thoát nước khi có mưa to gây ngập
úng cục bộ làm ảnh hưởng tới cây trồng, vật nuôi của nhân dân.
* Địa bàn thôn Ngái:
Tuyến từ ao ụng Phả xuống ao Đường Mốc hệ thống mương nhỏ lại bị bồi lắng gây
ách tắc, cỏc hệ thống cống rónh hầu như bị bồi lắng và nhỏ không đáp ứng được
việc tiêu thoát khi có mưa to, tuyến từ nhà ông Lức Nở chảy ra khu chiều đồng
nội mương thường bị cây cỏ dại mọc kín
nên tiêu thoát kém .
* Địa bàn thôn Mạc:
Hệ thống tiêu thoát cơ bản thông suốt song vẫn cũn nhiều điểm cần khắc phục
như: Tuyến mương và cống qua đường từ ao bồ câu xuống cống cổng ông Sỹ Lập đó
bị rỏc thải và đất cát bồi lắng làm cao cốt của lũng mương, Mương tiêu giáp
xưởng ông Quý Thu hiện tại đó bị san lấp dễ gõy ỳng cục bộ ảnh hưởng đến sản
xuất.
* Địa bàn thôn Gồm:
Tuyến mương tiêu chính từ cống Đỡnh xuống cổng ụng Mỡn xuống đến cổng Thoại ra
trạm bơm Gồm, Rác thải và bốo tõy nhiều trong lũng mương gây ách tắc dũng chảy,
đoạn mương từ ao quán chảy xuống khu ao
ông Thành Luyến hệ thống mương dài lại ngoằn nghèo....
Nhìn chung hệ thống
tiờu thoỏt nước trong khu dân cư trên địa bàn toàn xó được lạo vét thường xuyên
nhưng vẫn cũn nhiều điểm cần tiếp tục chỉ đạo để khắc phục.
4. Hệ
thống cống qua đê
* Tuyến đê BHH:
Hiện có 01 cống Đầm
Cả, cống được xây dựng năm 1996, phục vụ tốt cho việc tưới tiêu, đây là cống
quan trọng để điều tiết nước, đặc biệt khi có bão lũ.
*
Tuyến nội đồng:
Có 3 cống chính: cống
ngầm triều Ngái, cống ao cá Bác Hồ thôn Ngái, cống Đen tiêu nước khu triều Mạc.
5. Điếm canh đê
Tuyến đê BHH không có
điếm canh đê cố định. Vì vậy rất khó khăn cho việc tuần tra và trực canh đê
thường xuyên trong mùa mưa bão.
6.
Hệ thống bơm tiêu úng
Trên địa bàn xã có 2
trạm bơm: trạm bơm Gồm và trạm bơm Đò Bía. Các
trạm được xây dựng từ lâu, hiện trạng máy phục vụ ở mức trung bình, không đấp
ứng được yêu cầu khi mưa lớn kéo dài.
Việc
tiêu úng địa bàn thôn Ngái phụ thuộc vào trạm bơm Quảng Giang nên khó khăn
trong việc điều hành.
C.
KẾ HOẠCH PHÒNG, CHỐNG LỤT, BÃO, ÚNG NĂM 2021
I. NHỮNG THUẬN LỢI,
KHÓ KHĂN
1. Thuận lợi:
- Công tác phòng chống lụt, bão, úng tìm kiếm
cứu nạn được Đảng uỷ, HĐND - UBND, các ngành, đoàn thể hết sức coi trọng, tập
trung chỉ đạo sát sao.
- Các công trình đê điều, thủy lợi ngày càng
được tu bổ tốt hơn.
- Cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân trong xã
có nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức thực hiện PCLB.
2.
Khó khăn:
-
Hệ thống đê điều, các công trình thuỷ lợi được tu bổ hàng năm, song chưa đáp
ứng được yêu cầu, thân đê BHH còn nhiều đoạn mảnh, cao trình còn thấp chưa có
hệ thống chắn sóng, chưa có điếm canh đê
cố định để phục vụ canh gác, các công trình chống úng nội đồng xuống cấp,
hiện tượng vi phạm dòng chảy, lấn chiếm
dòng chảy vẫn còn xảy ra, nhất là kênh
Chùa So Quán Ngái và các hệ thống tiêu nước trong khu dân cư.
-
Hệ thống cống rãnh trong khu dân cư còn nhiều điểm ách tắc chưa được khơi thông
thường xuyên. Vật tư, vật liệu, dụng cụ dự phòng còn hạn chế, kinh phí chưa đáp
ứng được yêu cầu cho công tác phòng chống lụt, bão, úng.
-
Nhân dân còn ỷ lại cho tập thể không tự giác khơi thông dòng chảy.
II. MỤC TIÊU, GIẢI PHÁP PHÒNG, CHỐNG THIÊN
TAI NĂM 2021
1.
Mục tiêu.
- Thực hiện tốt phương châm bốn tại chỗ, đảm bảo an
toàn tính mạng và tài sản cho nhân dân.
- Giữ vững tuyến đê bắc Hưng Hải và các tuyến nội
đồng, khác phục kịp thời việc ngập úng xảy ra.
2. Phương châm.
+ Lấy phòng là chính,
chống là quan trọng, chuẩn bị đầy đủ, sẵn sàng mọi vật tư, phương tiện và các
phương án ứng cứu theo phương châm 4 tại chỗ:
-
Nhân lực tại chỗ.
-
Trực tiếp chỉ huy.
- Vật tư tại chỗ.
- Hậu cần tại chỗ.
+ Đề cao cảnh giác,
làm tốt công tác sẵn sàng đối phó với mọi tình huống xảy ra.
+
Tập trung sức lãnh đạo và chỉ đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền và các đoàn thể
nhân dân.
+
Tập trung bảo vệ tính mạng con người, bảo vệ tài sản của nhà nước và của nhân
dân. hạn chế thấp nhất rủi ro tai nạn và thiệt hại do thiên tai gây lên.
3. Tổ chức thực hiện.
-
Ban chỉ huy phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn xã và tiểu ban ở các thôn,
các ban ngành đoàn thể lập kế hoạch, phương án cụ thể, phân công nhiệm vụ cụ
thể cho các thành viên, thường trực 24/24h trong thời gian có thiên tai, bão lũ xảy ra, thường xuyên tổng hợp báo
cáo và đề xuất giải pháp khắc phục về thường trực Ban chỉ huy phòng chống thiên
tai - tìm kiếm cứu nạn xã.
4. Những giải pháp cơ bản.
- Thực hiện tốt công tác tuyên truyền pháp lệnh PCLB để mọi
người cảnh giác, có ý thức và trách nhiệm cao đối với nhiệm vụ PCLB.
- Tăng cường kiểm tra thường xuyên toàn bộ hệ thống đê BHH
và các tuyến đê nội đồng trên địa bàn toàn xã, khắc phục ngay các điểm trọng
yếu trong thời gian ngắn nhất. Thường xuyên kiểm tra và khắc phục các hiện
tượng dò rỉ thân đê và mang cống, chuẩn bị đủ lượng đất dự phòng theo kế hoạch
ở vị chí cống Đầm cả, chuẩn bị vị trớ lấy đất khi có tình huống xấu xảy ra. Hợp
đồng chặt trẽ với các điểm bán vật tư vật liệu như: cọc tre, phân lứa, bao tải
chứa đất và các vật tư vật liệu chuẩn bị sẵn sàng khi có thiờn tai xảy ra.
- Hệ thống tiêu thoát
nước nội đồng và các khu dân:
Thường xuyên chỉ đạo nạo vét toàn bộ hệ thống
mương máng tiêu thoát nước chính ngoài đồng và trong các khu dân cư, khơi thông
toàn bộ hệ thống cống rãnh tiêu thoát nước, đặc biệt là các cống và hệ thống
tiêu trong các khu dân cư, tránh để hiện tượng ngập úng cục bộ làm thiệt hại
đến hoa màu và tài sản của nhân dân.
- Về lực lượng : Ban
chỉ huy phòng chống thiên tai của xã thành lập đầy đủ lực lượng,đồng thời phân
công trách nhiệm cụ thể cho các thành viên. Xây dựng đầy đủ các lực lượng đặc
biệt là phải xây dựng đại đội dân quân cơ động phòng chống thiên tai.
- Về vật tư: vật tư
được chuẩn bị theo phương châm 4 tại chỗ, đảm bảo khi có sự cố xảy ra.
- Về kinh phí: UBND
xã chuẩn bị đầy đủ kinh phí phục vụ cho công tác phòng chống thiên tai.
III. TỔ CHƯC THỰC HIỆN
- Ban chỉ đạo phòng chống thiên tai xã xây dựng kế hoạch phòng chống thiên tai trong phạm vi toàn xã năm 2021 và những năm tiếp theo, thành lập các
tiểu ban, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên ban chỉ đạo và các tiểu
ban, chỉ đạo khắc phục các hạn chế với phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh.
Căn cứ vào tình hình thực tế chỉ đạo thực hiện tốt công tác phòng chống lụt bão
úng năm 2021.Địa điểm thường trực tìm kiếm cứu nạn tại văn phòng UBND xã.
- Thành lập các tiểu
ban ở các thôn do trưởng thôn làm trưởng tiểu ban. Các thôn kiểm tra khảo sát
thực tế hệ thống tiêu thoát nước để xây dựng phương án thực hiện và khắc phục
những hạn chế đã nêu. Trong công tác chuẩn bị, tham mưu và đề xuất xử lý các
hiện tượng có thể gây sự cố khi mưa bão, thiên tai xảy ra kiểm tra hệ thống
cống, rãnh tiêu nước, đầu mối khu dân cư, khơi thông cống rãnh tránh để mưa lớn
gây ngập úng cục bộ. Ban chỉ huy phòng chống thiên tai kiểm tra đột xuất việc
triển khai thực hiện công tác phòng chống thien tai.
- Cán bộ Địa chính - Xây dựng: là ủy
viên thường trực của ban chỉ đạo chịu trách nhiệm trước ban chỉ đạo phòng chống
thiên tai thực hiện đúng chế độ thường trực, trực ban và báo cáo theo quy định.
-
HTX nông nghiệp: Căn cứ vào việc điều tiết nước cho từng khu vực, xây dựng kế
hoạch khơi thông dòng chảy, không để tình trạng lấn chiếm dòng chảy, tổ chức
vớt bèo thường xuyên để thuận lợi cho việc tiêu nước, chuẩn bị thóc giống để
khắc phục sản xuất khi có lũ, úng xảy ra. Đồng thời, tích cực tham mưu cho ban
chỉ huy phòng chống thiên tai tìm kiếm cứu nạn và trực tiếp chỉ đạo việc tiêu
úng phục vụ sản xuất nông nghiệp chuẩn bị giống lúa dự phòng để đảm bảo khắc
phục hậu quả nhanh nhất.
- Cán bộ tài chính-Kế
toán: Có trách nhiệm chuẩn bị kinh phí, chuẩn bị tốt các hợp đồng vật tư dự
phòng đảm bảo nguồn kinh phí mua lương thực, thực phẩm , vật tư và đồ dùng cần
thiết.
- Ban quân sự xã: Xây
dựng đủ số lượng biên chế đại đội cơ động Chỉ huy lực lượng ứng cứu đi bất cứ
nơi nào, thời điểm nào khi có lệnh của trưởng ban phòng chống thiên tai xã. Tổ
chức điều hành tập duyệt, liên hệ phối
hợp với lực lượng cấp trên để sẵn sàng chi viện khi cần thiết.
- Ban công an: Xây
dựng kế hoạch bảo vệ an ninh trật tự, tài sản của nhân dân phát hiện kịp
thời những hành vi, vi phạm hệ thống đê điều, các công trình chống úng nội đồng
và những âm mưu phá hoại của kẻ xấu trong mùa mưa bão, Lập kế hoạch trực cụ thể
của từng thành viên.
- Ban VHTT: Tuyên
truyền kế hoạch PCLB, nâng cao ý thức cảnh giác thường xuyên kiểm tra hệ thống
đài truyền thanh Xây dựng kế hoạch cụ
thể thời lượng phát sóng, tiếp sóng để chuyển tải thông tin cấp theo cấp độ báo
động thiên tai.
- Trạm y tế xã: Xây
dựng kế hoạch, chuẩn bị dụng cụ và cơ số thuốc, phục vụ công tác phòng chống
thiên tai tìm kiếm cứu nạn. Chủ động lập tổ cứu thương để sẵn sàng làm nhịêm
vụ, liên hệ chặt chẽ với Phòng y tế
huyện để sẵn sàng cấp cứu và điều trị nhiều người cùng một lúc, có phương án và
đề phòng dịch bệnh xảy ra.
- MTTQ và các đoàn
thể: Tích cực vận động tuyên truyền hội viên, đoàn viên của mình thực hiện công
tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn. Mỗi hội viên phải là một tấm
gương gương mẫu đi đầu sẵn sàng tham gia
trong mọi tình huống xảy ra.
Công
tác phòng chống thiên tai tìm kiếm cứu nạn là nhiệm vụ hết sức quan trọng và
nặng nề đòi hỏi các thành viên trong ban chỉ huy của xã phải nghiêm túc chấp
hành, nâng cao cảnh giác sẵn sàng ứng cứu khi có tình huống xấu xảy ra, quyết
tâm thực hiện tốt công tác phòng chống thiên tai tìm kiếm cứu nạn năm 2021, góp
phần ổn định chính trị để phát triển kinh tế.
Hội nghị đã được nghe đồng chí Nguyễn
Văn Thạo, giám đốc HTX thông qua Kế hoạch sản xuất
vụ mùa năm 2021 và sản xuất vụ Đông năm 2021-2022. Kế hoạch nêu rõ:
PHẦN THỨ NHẤT
Kết quả sản xuất vụ chiêm xuân năm 2021
I.
KẾT QUẢ SẢN XUẤT VỤ CHIÊM XUÂN NĂM 2021
1. Kết quả:
*Tổng diện tích gieo trồng đạt 135.5 ha = 96.8% kế hoạch.
- Trong đó: Cấy lúa: 129.ha.
- Trà muộn: 100% = 129 ha
- Cây rau màu xuân hè 6.5 ha, gồm bí
xanh, ớt, dưa chuột, đỗ xào, bầu, mướp (Tập trung ở thôn Gồm).
- Chuyển 80ha diện tích chiều trũng cấy lúa bấp bênh,
sang mô hình lúa cá ở cả 3 thôn. Diện tích bỏ hoang : 4.5ha (thôn Ngái 1.0
ha, thôn Mạc 0,5ha, thôn Gồm 3.0ha)
2. Nhận xét đánh giá:
Các diện tích lúa chiêm xuân ( 100% trà muộn) gieo cấy
bằng các giống chủ lực như, giống lúa thuần Q5, KD18, các giống lúa có chất
lượng cao như , Thiên ưu 8, BT7, ĐD2, Nếp DT22, RVT, và khảo nghiệm một số
giống lúa Lai, lúa thuần mới, chỉ đạo gieo trên sân và gieo vãi.( kết thúc gieo
cấy vào ngày 10 / 2/ 2021)
Rút kinh nghiệm của vụ mùa năm 2020, đã nâng tỷ lệ gieo
vãi và cấy mạ sân lên 100%, cho lên việc chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh có sự
thay đổi, diễn biến của thời tiết đầu vụ chiêm xuân năm nay tương đối thuận
lợi, rét đậm, rét hại ít xảy ra, nắng mưa đan xen là điều kiện cho lúa phát
triển, sâu bệnh, chuột gây hại ít, cuối vụ thời kỳ lúa trỗ bông có mưa liên tục
cho lên lúa trỗ bông nhanh và tập trung. Đến nay toàn bộ diện tích lúa chiêm
xuân đã thu hoạch xong , năng xuất trung bình 230kg - 240kg/sào, cao hơn vụ
chiên xuân năm 2020 và là vụ chiên xuân đánh giá là vụ được mùa toàn diện.
PHẦN THỨ 2
Kế hoạch sản xuất vụ mùa năm 2021
I. NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN TRONG SẢN
XUẤT VỤ MÙA.
1. Thuận lợi:
- Sản xuất nông nghiệp luôn được Đảng
uỷ- UBND xã, các ban ngành luôn quan tâm và tập trung lãnh đạo.
- Giá nông sản hàng hoá cao có lợi cho
sản xuất hàng hoá
- Qua thực tiễn sản xuất chúng ta có
nhiều kinh nghiệm trong việc chỉ đạo, phòng ngừa và khắc phục diễn biến của
thời tiết, dịch hại, chủ động bố trí trà lúa, giống lúa phù hợp. Nhân dân cần
cù, có một bộ giống lúa phù hợp với trình độ thâm canh và tập quán canh tác của
các hộ nông dân.
- HTX hoạt động tích cực từng bước đáp
ứng các khâu dịch vụ hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất.
- Nhà nước có chính sách hỗ trợ thuốc
diệt chuột vi sinh, cho toàn bộ diện tích canh tác và hỗ trợ mô hình máy cấy
quy mô 2ha, dự kiến làm mô hình cho thôn Mạc.
2. Khó khăn.
- Dự báo vụ mùa năm nay số lượng bão
và áp thấp nhiệt đới có khả năng ảnh hưởng tới tỉnh ta bằng và thấp hơn trung
bình nhiều năm. Lượng mưa năm nay ít hơn và tập chung vào đầu và giữa vụ do đó
có thể xảy ra úng cục bộ ngay từ đầu vụ,
cuối vụ mưa ít, cho lên công tác phục vụ nước gặp nhiều khó khăn.
- Thời tiết vụ mùa thường xuyên diễn
biến phức tạp, gây ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp.
- nhà nước không có chính sách hỗ trợ
giá giống lúa cho sản xuất nông nghiệp vụ mùa làm cho chi phí sản xuất tăng
cao, khó khăn cho mở rộng diện tích gieo cấy
- Lực lượng lao động có khả năng thiếu hụt,
nông dân chưa mạnh dạn chuyển đổi tập quán thâm canh.
Song với sự chỉ đạo chặt chẽ của Đảng
uỷ - UBND xã, HTX và các ban ngành đoàn thể quyết tâm chỉ đạo sản xuất vụ mùa
đạt kế hoạch.
II. MỤC TIÊU:
Tổng diện tích gieo trồng 140 ha.
Lúa 130 ha.tập trung gieo cấy trà
mùa trung.
Rau màu hè thu là 10 ha tập trung
vào cây hàng hoá có gía trị cao đang được thị trường chấp nhận như dưa chuột,
dưa hấu, bí xanh, đỗ, ớt.
III. NHỮNG BIỆN PHÁP CHỦ YẾU:
1. Cơ cấu trà lúa, giống lúa và thời vụ
gieo cấy.
Trà trung: Bố trí 100%
diện tích bằng các giống Q5, khang dân 18, bắc thơm số 7, nếp, Tám xoan đột
biến, Thiên ưu8 , VS1, RVT (khảo nghiệm giống lúa lai kháng bạc lá như TH 3-3
và CT16)
+ Mạ dược:Chân trũng:Gieo từ ngày15 –
17/ 6 cấy từ ngày 02- 05/ 7.
+ Mạ sân: Gieo từ ngày 20 – 25/ 6 cấy
từ ngày 01 - 05/ 7.
+ Gieo vãi: từ ngày 28 – 30/ 6
Trà
này lúa sinh trưởng và phát triển thuận lợi hơn, song sâu bệnh phát sinh nhiều
khó phòng trừ, đặc biệt là bệnh bạc lá đốm sọc vi khuẩn, do đó vận động nhân
dân thâm canh cân đối, từng bước chuyển sang gieo cấy các giống kháng bạc lá.
Về chỉ đạo:
Vận
động nhân dân gieo cấy một vùng, một giống, một thời gian, chuyển đổi tập quán
canh tác, mở rộng diện tích gieo vãi và mạ sân để giảm chi phí sản xuất, rút
ngắn thời gian sinh trưởng, hạn chế sâu bệnh, tăng năng suất.
Tăng cường công tác làm đất bằng máy cày
lớn để đảm bảo thời vụ và hạ giá thành sản xuất, làm tốt công tác khuyến nông,
chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân. Kết hợp với trạm bảo vệ thực vật
làm tốt công tác dự thính, dự báo sâu bệnh dịch hại, khuyến cáo các biện pháp
phòng trừ để nhân dân thực hiện đạt hiệu quả cao.
Đôn
đốc làm thuỷ lợi nội đồng, khơi thông dòng chảy, cung cấp đủ nước cho gieo cấy
và sinh trưởng của cây lúa
Tăng
cường công tác diệt chuột, làm tốt ngay từ khi đổ nước, mở rộng sử dụng thuốc
diệt chuột sinh học kết hợp với đánh bắt thủ công để hạn chế thiệt hại, an toàn
và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Liên
hệ với các công ty giống và phân bón cung ứng đầy đủ, kịp thời đảm bảo chất
lượng cho nhân dân.
Kết
hợp chặt chẽ với Xí nghiệp thuỷ nông để có biện pháp tưới tiêu hợp lý.
Tranh
thủ sự lãnh đạo của Phòng nông nghiệp, các cơ quan liên quan, để hỗ trợ nông
dân trong sản xuất.
IV.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN.
- Kiện toàn lại ban chỉ đạo sản xuất,
căn cứ vào kế hoạch của huyện, tình hình thực tế ở địa phương để xây dựng kế
hoạch sản xuất cho phù hợp, đúng định hướng.
- Tuyên truyền vận động nhân dân chuẩn
bị giống cho vụ mùa, chuyển đổi tập quán canh tác, chuẩn bị các điều kiện phục
vụ gieo cấy lúa mùa.
- Tập trung kế hoạch phòng chống lụt bão úng.
- HTX tham mưu cho UBND xã và tổ chức
thực hiện kế hoạch gieo cấy vụ mùa cho phù hợp.
PHẦN THỨ 3
Định hướng sản xuất
vụ đông năm 2021
Diện tích gieo trồng vụ đông đạt từ 40
- 45 ha ( bằng 64% chỉ tiêu huyện giao)
Trong đó:
+ Ngô (Chủ yếu là ngô hàng hoá) 10 - 15
ha
+ Khoai tây + Khoai lang 10 ha.
+ Rau màu các loại khác 20ha
Vụ đông nên tập trung vào cây hàng hoá
có gía trị kinh tế cao, có thời gian sinh trưởng ngắn 65 – 90 ngày.
Trong hội nghị đã có 9 lượt ý kiến
tham gia tập trung vào xử lý chuột sao cho vụ tới thắng lợi, tăng cường khơi
thông dòng chảy tránh ách tắc trong mùa mưa lũ….
Cuối hội nghị, Chủ
tịch UBND xã thống nhất:
1. Về
Sản xuất nông nghiệp:
-Thành viên BCĐ tìm biện pháp thông
tin đến nhân dân để nhân dân cùng nắm rõ nội dung của kế hoạch, họp nhân dân lúc
này không được vì đang phòng chống dịch Covid-19.
- HTX cung cấp cho đài tuyên truyền
về: thời gian gieo cấy, thu vụ chiêm, về hời gian làm đất, đổ nước. Tuyên
truyền thông tin kịp thời để nhân dân nắm được.
- Điều tiết nước phải có lịch đổ nước
làm đất, nắm nhu cầu nhân dân gieo cấy mạ gì để cung cấp.
- Về diệt chuột là vấn đề nhân dân
quan tâm nhất. Nhà nước năm nay không hỗ trợ thuốc nên xã chỉ tập trung diệt
chuột theo đợt: trước đổ ải và lúc gieo. Nhân dân phải chủ động các biện pháp
khác để diệt chuột.
- HTX, trưởng thôn khảo sát diện tích
bỏ hoang, thống kê lại báo cáo ủy ban để có biện pháp xử lý.
- Nghiêm cấm dùng điện để diệt chuột.
2.Về công
tác phòng chống lụt bảo
UBND xã đã phân công địa giới:
-Đồng chí Thắng PCT UBND xã theo dõi,
phụ trách tiểu ban thôn Mạc.
- Đồng chí Vinh, PBTTTĐU theo dõi, phụ
trách tiểu ban thôn Gồm
-Đồng chí Khạnh PCT HĐND xã theo dõi,
phụ trách tiểu ban thôn Ngái.
- Đồng chí Thạo theo dõi nội đồng.
- Văn phòng thống kê và địa chính nắm
tình hình, các hoạt động, sự cố thiên tai, thống kê kịp thời.
- Công an: đảm bảo an toàn.
- Tuyên truyền: VH, đài, tuyên giáo.
Triển khai KH phòng chống lụt bão.
- VHXH: Chế độ CSXH
- Thắng y tế: Đảm bảo thuốc, công tác
VSMT.
- QS: Khi có lụt bão phải điều hành lực
lượng ứng phó.
- Các hội đoàn thể: tuyên truyền nhân
dân xử lý tình huống khi có lụt bảo.
- Thôn phải nắm tình hình để xử lý
tình huống, phải khảo sát lại, xem có điểm nào phát sinh, hệ thống tiêu thoát
nước các thôn phải kiểm tra lại, khơi thông dòng chảy lại phòng chống lụt bão. Trước
12/6 phải họp tiểu ban để xác định lại phần khơi thông dòng chảy và báo cáo lại
ban chỉ đạo.
- 2 điểm đê xung yếu khu chuyển đổi
nhà ông tâm và cống soi: phải thường xuyên kiểm tra, quản lý.