Thực hiện công tác quản lý đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường cho người, nhà ở và công trình trong thi công xây dựng trước, trong và sau mùa mưa bão năm 2021. Để chủ động ứng phó kịp thời, đảm bảo an toàn cho người, nhà ở và các công trình xây dựng, các vụ tai nạn lao động trong thi công xây dựng trên địa bàn huyện Tứ Kỳ, UBND huyện yêu cầu UBND các xã, thị trấn một số nội dung sau:
1. Đối với UBND các xã, thị trấn - Chủ đầu tư các công trình xây dựng trên địa bàn: Thực hiện đầy đủ các trách nhiệm về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình quy định tại Điều 5, Thông tư 04/2017/TT-BXD ngày 30/3/2017 của Bộ Xây dựng.
Trong đó, đặc biệt lưu ý:
- Kiểm tra, chấp thuận kế hoạch tổng hợp về an toàn lao động của các nhà thầu thi công xây dựng công trình và tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch tổng hợp trên; - Thường xuyên đôn đốc việc thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình theo quy định và kịp thời điều chỉnh, bổ sung các biện pháp (khi cần thiết);
- Tổ chức phối hợp giữa các nhà thầu tham gia hoạt động xây dựng công trình để thực hiện quản lý an toàn lao động và giải quyết các vấn đề phát sinh về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình.
- Thực hiện thỏa thuận các biện pháp đảm bảo an toàn với đơn vị quản lý vận hành lưới điện cao áp khi xây dựng công trình nằm trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không, hoặc có khả năng ảnh hưởng đến an toàn điện;
- Yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng tổ chức thực hiện kiểm định kỹ thuật an toàn đối với máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động sử dụng trong thi công xây dựng công trình theo đúng quy định của pháp luật; nhà thầu tư vấn thiết kế, khảo sát, cập nhật thực tế các công trình có thể gây ảnh hưởng tới an toàn lao động trong quá trình thi công xây dựng như: Công trình điện đi ngầm trong lòng đất, công trình đường dây điện trên không, trạm biến áp,....;
- Rà soát công tác tổ chức thi công, kịp thời chấn chỉnh và chỉ đạo các nhà thầu (tư vấn giám sát, thiết kế, thi công) thực hiện đầy đủ các trách nhiệm về công 2 tác đảm bảo an toàn lao đông trong thi công xây dựng công trình theo quy định tại Thông tư số 04/2017/TT-BXD. Yêu cầu các nhà thầu tham gia thi công tại công trường phải xây dựng kế hoạch, giải pháp cụ thể để kịp thời ứng phó hiệu quả, đảm bảo an toàn cho người, công trình, máy móc thiết bị, vật tư trong mùa mưa bão; thực hiện các nội dung khác theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh môi trường.
2. Đối với các nhà thầu thi công xây dựng: Thực hiện đầy đủ các trách nhiệm về quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình quy định tại Điều 4, Thông tư 04/2017/TT-BXD của Bộ Xây dựng Quy định về quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình và nội dung khác theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh môi trường. Trong đó, đặc biệt lưu ý một số nội dung sau:
- Tổ chức lập kế hoạch tổng hợp về an toàn lao động trước khi thi công xây dựng công trình; tổ chức lập biện pháp thi công riêng, chi tiết đối với các công việc đặc thù, có nguy cơ mất an toàn lao động cao được quy định trong Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia an toàn trong xây dựng;
- Tổ chức thực hiện việc kiểm định kỹ thuật an toàn đối với máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động sử dụng trong thi công xây dựng công trình. Chỉ được đưa các máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động vào sử dụng tại công trường sau khi đã được kiểm định đảm bảo an toàn;
- Hướng dẫn người lao động nhận diện các yếu tố nguy hiểm có nguy cơ xảy ra tai nạn và các biện pháp ngăn ngừa tai nạn trên công trường; yêu cầu người lao động sử dụng đúng và đủ dụng cụ, phương tiện bảo vệ cá nhân trong quá trình làm việc; kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các yêu cầu về an toàn lao động đối với người lao động; quản lý số lượng người lao động làm việc trên công trường;
- Trên công trường xây dựng bắt buộc phải có hệ thống biển cảnh báo, báo hiệu, đặc biệt đối với các công trình điện, công trình giao thông, hạ tầng thoát nước phải có rào chắn cứng, đèn tín hiệu báo hiệu chỉ dẫn....; - Thực hiện nghiêm, đầy đủ các biện pháp đảm bảo an toàn đã thỏa thuận với đơn vị quản lý vận hành lưới điện cao áp khi xây dựng công trình nằm trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không, hoặc có khả năng ảnh hưởng đến an toàn điện;
- Tiếp tục thực hiện nghiêm túc, đầy đủ Luật An toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/6/2015; Nghị định số 14/2014/NĐ-CP ngày 26/02/2014 của Thủ tướng Chính phủ Quy định chi tiết Luật Điện lực về an toàn lưới điện; Chỉ thị số 03/CT-BXD ngày 11/11/2013 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc tăng cường quản lý chất lượng đảm bảo an toàn hệ thống dàn giáo sử dụng trong thi công xây dựng công trình; Chỉ thị số 02/CT-BXD ngày 20/6/2017 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc đổi mới tăng cường công tác đảm bảo an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình; Thông tư số 31/2014/TT-BCT ngày 02/10/2014 của Bộ Công thương về việc quy định chi tiết một số nội dung an toàn điện. 3 - Kiểm tra giám sát việc thực hiện bảo vệ môi trường xây dựng, đồng thời chịu sự kiểm tra giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường. Trường hợp nhà thầu thi công xây dựng không tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường thì chủ đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước về môi trường có quyền đình chỉ thi công xây dựng công trình và yêu cầu nhà thầu thực hiện đúng biện pháp bảo vệ môi trường; Triển khai thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường theo đúng hồ sơ dự thầu (hồ sơ đề xuất) được chủ đầu tư chấp thuận; Thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường xung quanh, bao gồm có biện pháp chống bụi, chống ồn, xử lý phế thải và thu dọn hiện trường. Đối với những công trình xây dựng trong khu vực đô thị phải thực hiện các biện pháp bao che; thu dọn phế thải đưa đến đúng nơi quy định; Trong quá trình vận chuyển vật liệu xây dựng, phế thải phải có biện pháp che chắn bảo đảm an toàn, vệ sinh môi trường; Chủ động xây dựng kế hoạch, phương án cụ thể để kịp thời ứng phó có hiệu quả trong mùa mưa bão đảm bảo an toàn cho người, công trình, thiết bị, vật tư ngoài hiện trường.
3. Công tác đảm bảo an toàn cho người, nhà ở và công trình xây dựng trước mùa mưa bão: Để chủ động phòng, chống, ứng phó kịp thời, hiệu quả, đảm bảo an toàn cho người, nhà ở và công trình xây dựng mùa mưa bão năm 2021, giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra, UBND các xã, thị trấn và các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng trên địa bàn huyện cần triển khai một số việc sau:
a) Đối với các công trình đang khai thác, sử dụng:
- Các công trình xây dựng có sử dụng mái tôn, mái fibro xi măng, trần nhựa, cửa kính, công trình gắn panô, biển quảng cáo trên cao phải được kiểm tra, rà soát và có biện pháp sửa chữa, gia cố.
- Đối với nhà ở riêng lẻ: Tổ chức kiểm tra các điều kiện đảm bảo an toàn, tuyên truyền, hỗ trợ, yêu cầu người dân thực hiện gia cố, giằng chống đảm bảo an toàn cho người dân, nhà ở trong mùa mưa bão.
- Các công trình xây dựng tại các khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở đất, sạt lở bờ sông, khu vực có khả năng xảy ra lũ quét, cần có đánh giá, cảnh báo cho nhân dân khi có mưa lũ.
- Kiểm tra bồn chứa nước trên cao (neo chằng, giữ...) đảm bảo an toàn;
- Lập kế hoạch sơ tán người dân đến các địa điểm có công trình xây dựng kiên cố, an toàn khi cần thiết. b) Đối với công trình đang thi công xây dựng:
- Lập thiết kế biện pháp thi công công trình đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão; - Lập biện pháp đảm bảo an toàn cho người, thiết bị, bản thân công trình và công trình lân cận;
4 - Lập biện pháp neo giữ, gia cố giàn giáo thi công, cần trục tháp, máy vận thăng và các thiết bị thi công trên cao trước khi có gió, bão.
c) Đối với các công trình dạng tháp:
- Kiểm tra, đánh giá và gia cố, giằng chống đảm bảo an toàn.
- Tháo dỡ các thiết bị, bộ phận treo trên cao không đảm bảo an toàn khi có mưa bão.
d) Đối với các công trình hạ tầng kỹ thuật:
- Kiểm tra kế hoạch duy tu, bảo trì và nạo vét hệ thống tiêu thoát nước chính tại các khu vực thường xuyên xảy ra ngập úng cục bộ khi có mưa, bão và có giải pháp khắc phục tình trạng ngập úng cục bộ khi có mưa lớn.
- Lập phương án đảm bảo an toàn cho công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật và có giải pháp bảo vệ, phòng ngừa khắc phục sự cố khi xảy ra mưa bão.
- Rà soát và kiểm tra các phương án, biện pháp nhằm đảm bảo an toàn cho hệ thống hạ tầng kỹ thuật như hào kỹ thuật, tuynel, trạm biến áp, cột điệt.... khu xảy ra mưa bão