Đưa thành công các dịch vụ công (DVC) lên môi
trường trực tuyến mới chỉ là tạo thêm một kênh để giải quyết các thủ tục
hành chính (TTHC). Các cơ quan, đơn vị cần có các giải pháp để người
dân đến với kênh giải quyết TTHC trực tuyến, từ đó mới phát huy hiệu quả
DVC trực tuyến (DVCTT).
DVCTT
được xem là nhiệm vụ hàng đầu nhằm phát triển chính phủ điện tử (CPĐT),
hướng tới chính phủ số trong giai đoạn mới. Hiện nay, các địa phương
đang rất quyết liệt triển khai đưa các DVCTT đủ điều kiện lên mức độ 4.
Tuy nhiên, đưa thành công các DVC lên môi trường trực tuyến mới chỉ là
tạo thêm một kênh để giải quyết các TTHC. Các cơ quan, đơn vị cần có các
giải pháp để người dân đến với kênh giải quyết TTHC online, từ đó mới
phát huy hiệu của của DVCTT.
 |
Dịch bệnh COVID-19 chính là một cơ hội để thay đổi dần thói quen làm TTHC của người dân. (Ảnh minh họa. Ảnh: TL) |
Ngày 19/4/2021, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) ra Công văn số
1145/BTTTT-THH về việc hướng dẫn, đôn đốc xây dựng kế hoạch triển khai
và hoàn thành mục tiêu cung cấp 100% dịch vụ công đủ điều kiện lên trực
tuyến mức độ 4 trong năm 2021. Chính vì thế, các địa phương trên cả nước
đang nỗ lực đưa các dịch vụ công trực tuyến đủ điều kiện lên mức độ 4
ngay trong năm 2021.
Tuy
nhiên, theo đánh giá của Bộ TT&TT chất lượng DVCTT vẫn chưa
cao, người dân vẫn phải cung cấp, kê khai thông tin nhiều lần,
thủ công. Kèm với đó là những rào cản của DVCTT đối với người dân.
Một
trong những rào cản khiến người dân chưa mặn mà sử dụng DVCTT là thiết
bị. Bởi vì, không phải người dân nào cũng có đủ thiết bị (điện thoại
thông minh, laptop…) có thể kết nối và làm các thao tác trên máy nhằm
thực hiện TTHC trực tuyến. Đặc biệt là những người dân ở nông thôn, hoặc
những người lớn tuổi, những người ít tiếp xúc với công nghệ.
Những
DVCTT dành cho doanh nghiệp (DN) thường được đón nhận nhiều hơn so với
những DVCTT dành cho người dân. Lý do rất đơn giản là DN đã quen với các
thiết bị công nghệ, với các dịch vụ trên mạng Internet, vì thế họ cũng
dễ dàng tiếp cận và sử dụng các DVCTT hơn.
Mặc dù
vậy, tỷ lệ người dân sở hữu smartphone tại Việt Nam đang ngày càng tăng
cao, xếp thứ 10 trong top 10 quốc gia có lượng người sử dụng smartphone
nhiều nhất thế giới tính đến thời điểm tháng 5/2021, theo thống kê của
Công ty nghiên cứu thị trường Statista.
Rào cản về thói quen, tâm lý
Một
rào cản lớn để DVCTT thực sự hữu ích, đến được với người dân đó là tâm
lý truyền thống của người dân khi làm TTHC. Thông thường, người dân vẫn
có thói quen đến trực tiếp cơ quan nhà nước để làm TTHC, với suy nghĩ
"chắc chắn", và để được hỏi, hướng dẫn cụ thể các loại hồ sơ, giấy tờ
liên quan. Hầu hết người dân ít khi có nhu cầu làm các TTHC, vì vậy khi
có nhu cầu, họ thường đến thẳng cơ quan hành chính (CQHC) để làm, và cảm
thấy an tâm hơn khi đến trực tiếp trụ sở CQHC để được hướng dẫn và thực
hiện.
Quy trình phức tạp sẽ khiến người dân ngại thao tác online
Đặc
biệt, nếu DVCTT có quy trình đơn giản, dễ làm, dễ thao tác sẽ thu hút
người dân sử dụng hơn. Những thủ tục với nhiều quy trình phức tạp sẽ
khiến người dân bị rối, từ đó hạn chế sử dụng. Chính vì thế, cải thiện
quy trình cung cấp DVCTT cũng là một bước để giúp người dân từng bước
tiếp cận với cách làm mới.
Đây
cũng chính là một vấn đề khiến việc triển khai DVCTT mức độ 4 đối với
việc cấp, đổi giấy phép lái xe chưa được mở rộng trên toàn quốc sau thời
gian thí điểm. Số lượng hồ sơ sơ cấp, đổi giấy phép lái xe trực tuyến
cấp độ 4 quá thấp. Theo Bộ Giao thông vận tải (GTVT), số lượng người dân
tham gia đăng ký, hoàn thiện hồ sơ và đổi giấy phép lái xe trực tuyến
trên Cổng DVC quốc gia còn thấp. Tính đến hết tháng 4/2021, số hồ sơ
cấp, đổi thành công trên Cổng DVC quốc gia chỉ có 10 hồ sơ.
Một
trong những nguyên nhân khiến số hồ sơ cấp, đổi giấy phép lái xe trực
tuyến mức độ 4 thấp là người dân phải thực hiện khá nhiều thao tác, như
truy cập vào cổng DVC, sau đó đăng ký, nhận mã xác thực qua điện thoại
di động. Người dân phải có số CMND hoặc CCCD cùng với số điện thoại
chính chủ. Sau đó, còn phải tra cứu dữ liệu vi phạm pháp luật giao thông
đường bộ, tra cứu dữ liệu sức khỏe…. Thậm chí, dù đã thanh toán trực
tuyến lệ phí đổi giấy phép lái xe vào kho bạc, qua chức năng thanh toán
của hệ thống DVCTT. Tuy nhiên, nếu đăng ký không thành công do hồ sơ
chưa hợp lệ, việc hoàn trả lại tiền cũng mất nhiều thời gian. Những quy
trình phức tạp như vậy sẽ khiến người dân không mặn mà với DVCTT.
 |
Ảnh tư liệu |
Khó khăn về kết nối, chia sẻ dữ liệu
Cung
cấp DVCTT, đặc biệt là các DVCTT mức độ 4 đòi hỏi việc kết nối, chia sẻ
dữ liệu liên thông giữa các ban, ngành phải thật suôn sẻ. Lãnh đạo Bộ
GTVT cho biết khâu kết nối dữ liệu trong cấp, đổi giấy phép lái xe trực
tuyến chưa được hiệu quả. Cụ thể, để thực hiện DVCTT cấp độ 4 đối với
việc cấp, đổi giấy phép lái xe, Bộ GTVT phải phối hợp với Bộ Y tế, Bộ
Công an kết nối dữ liệu khám sức khỏe, dữ liệu xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Tuy nhiên, trong giai đoạn thí
điểm chỉ có 3 bệnh viện tại Hà Nội và 8 bệnh viện, trung tâm y tế tại
Hà Nam kết nối để kiểm tra khám sức khỏe và tích hợp mã khám sức khỏe
điện tử trên cổng DVC Quốc gia.
Bộ
TT&TT cũng đã có những hướng dẫn nhằm triển khai thành công DVCTT,
trong đó có việc để người dân có thể sử dụng các DVCTT, cần tăng cường
truyền thông và quảng bá hiệu quả về dịch vụ công trực tuyến để người
dân, DN hiểu rõ hơn về lợi ích mang lại từ việc sử dụng DVCTT. Đặc biệt,
địa phương cần chú trọng đổi mới nội dung và hình thức tuyên truyền phù
hợp với từng đối tượng thụ hưởng. Việc triển khai thực hiện công tác
tuyên truyền DVCTT phải được thực hiện đồng bộ theo một chương trình
tuyên truyền về cải cách hành chính chung.
Người
dân trước nay vẫn có thói quen truyền thống là đến tận cơ quan hành
chính để làm các TTHC cần thiết. Vì thế, việc thay đổi thói quen của
công dân trong việc sử dụng DVC thông qua Trung tâm phục vụ hành chính
công là một công việc quan trọng, để cung cấp cho người dân, DN những
thông tin trực tuyến, dần dần từ bỏ phương thức liên hệ kiểu cũ với cơ
quan nhà nước.
Để
tuyên truyền hiệu quả và thay đổi thói quen của người dân, cần cung cấp
đa dạng các kênh giao tiếp, giúp người dân, DN lựa chọn hình thức xử lý
DVC phù hợp nhất. Từng bước tiến tới xác định Internet sẽ là kênh cung
cấp dịch vụ chính cho công dân.
Thậm
chí, dịch bệnh COVID-19 chính là một cơ hội để thay đổi dần thói quen
làm TTHC của người dân. Do dịch bệnh, giãn cách xã hội, hạn chế tiếp
xúc, người dân được hướng dẫn kỹ về cách sử dụng DVCTT, họ sẽ làm khi có
nhu cầu.
Vừa
qua, một số tỉnh thành nơi có tình hình dịch COVID-19 phức tạp cũng đã
thông báo tạm dừng giao dịch trực tiếp tại các bộ phận hành chính. Ở Bắc
Giang, để phòng chống dịch COVID-19, Chủ tịch UBND tỉnh đã có văn bản
yêu cầu tạm dừng giao dịch trực tiếp tại Bộ phận Một cửa tại các khu vực
cách ly xã hội. Chủ tịch tỉnh khuyến khích người dân, DN sử dụng DVCTT
trên Cổng DVC quốc gia, Cổng DVC tỉnh hoặc dịch vụ bưu chính công ích
thông qua hệ thống Bưu điện để nộp hồ sơ và nhận kết quả giải quyết TTHC
tại nhà.
Long
An cũng đã tiến hành tạm ngừng tiếp nhận hồ sơ nộp trực tiếp đối với các
TTHC nộp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh từ 00 giờ ngày
02/6/2021. Thay vào đó, Trung tâm vẫn tiếp nhận hồ sơ trực tuyến đối với
các TTHC qua DVCTT theo đường link https://dichvucong.longan.gov.vn/
hoặc gửi hồ sơ, nhận kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích./.